Cầu Vàng là một công trình biểu tượng độc đáo, nằm trong khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí Sun World Ba Na Hills trên đỉnh Bà Nà - Đà Nẵng. Ngay sau khi khánh thành, Cầu Vàng đã tạo ra “cú nổ” truyền thông khi xuất hiện trên hầu hết các nhật báo nổi tiếng như CNN, Times, The Independent, Reuters… Bên cạnh đó, Cầu Vàng còn được vinh danh là top 10 kỳ quan mới của thế giới theo bình chọn của thế hệ trẻ (Daily Mail), Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới bốn năm liên tiếp (World Travel Award 2020, 2021, 2022, 2023) cùng hàng loạt giải thưởng khác từ khi được đưa vào hoạt động đến nay.
Hãy cùng khám phá chi tiết Cầu Vàng được xây dựng năm nào và những câu chuyện phía sau công trình nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn toàn thế giới này nhé!
Tên gọi Cầu Vàng nhưng không phải được làm bằng vàng
Cầu Vàng là tên một cây cầu bộ hành dài khoảng 150 m tại khu nghỉ dưỡng Bà Nà, Đà Nẵng. Nằm ở độ cao khoảng 1.414 m (so với mực nước biển) trên núi Bà Nà, cầu nối liền trạm cáp treo với các khu vườn khác của khu nghỉ dưỡng. Ở giữa cầu có hai bàn tay lớn được thi công bằng lắp ráp khung xương và đắp vữa vào bên ngoài để tạo điểm nhấn cho cây cầu. Cầu Vàng chính thức được khánh thành vào tháng 6 năm 2018.
Cầu Vàng nằm ở độ cao 1414 m so với mực nước biển, dài khoảng 148,6 m. Cầu có tám nhịp, nhịp lớn nhất dài 21,2 m. Cầu có thêm hai bàn tay đá tạc bên cạnh, tạo dáng giống như đang nâng đỡ thân cầu, đường kính các ngón tay khoảng 2 m.
Mặt cầu được thiết kế chủ yếu từ gỗ kiềng, dày 5 cm, lan can bằng inox mạ vàng. Cầu được xây dựng từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018, đơn vị đầu từ là tập đoàn Sun Group. Cầu là điểm nối giữa gas cáp treo Marseille tới vườn Thiên Thai và vườn hoa Le Jardin d'Amour trong khu nghỉ dưỡng Bà Nà.
Việc lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng Cầu Vàng cho thấy Sun Group và đơn vị thiết kế đã dành rất nhiều tâm huyết cho công trình biểu tượng này. Chất liệu inox mạ titan vàng bóng, ốp thép tấm sơn nhũ vàng phản xạ với ánh nắng mặt trời, tạo hiệu ứng phát sáng cho cây cầu giữa mây trời. Bê tông cốt thép, thép ống, dầm thép, gỗ kiền kiền tạo nên kết cấu chắc chắn, bền bỉ giúp cây cầu trụ vững trên nền núi, chịu được trọng lượng cao và sự biến đổi thời tiết 4 mùa trong một ngày.
Ngoài Cầu Vàng, vật liệu xây dựng đôi bàn tay cũng được lựa chọn kỹ lưỡng. Theo đó, phần khung của bàn tay được cố định bằng lưới thép kết hợp với các sợi thủy tinh cao cấp. Sau đó, đội ngũ thi công tiến hành trang trí bằng cách sơn phủ rêu phong trên bề mặt. Những lớp rêu phong này tạo vẻ đẹp cổ kính và dấu ấn thời gian, hòa quyện với phong cảnh núi non hùng vĩ của đỉnh Bà Nà.
Nhìn từ trên cao, Cầu Vàng như một dải lụa được nâng đỡ bởi đôi bàn tay khổng lồ, nằm hiên ngang và uyển chuyển giữa núi rừng. Độ cao 1.400m so với mực nước biển cũng góp phần biến Cầu Vàng thành điểm giao của những áng mây và cánh rừng, tạo thành bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên và sự sáng tạo của con người. Hơn thế nữa, đứng trên cầu, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự biến chuyển của thời tiết Bà Nà. Đó cũng chính là lý do Cầu Vàng được mệnh danh là cây cầu đưa con người đến chốn tiên cảnh nhân gian.
So với các công trình khác tại Việt Nam, Cầu Vàng mang đến một làn gió mới. Cây cầu giống như tác phẩm điêu khắc, nơi các KTS lắp ghép các vật liệu một cách tinh tế, khéo léo để cho ra đời một công trình vô tiền khoáng hậu. Vẻ đẹp hiện đại, kỳ vĩ, táo bạo đã giúp Cầu Vàng trở thành một biểu tượng du lịch mới và gần như duy nhất, khó có thể tìm thấy ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Nó còn có những tên gọi nào khác?
Ngoài việc là một hiện tượng du lịch, Cầu Vàng còn là cầu nối giúp du khách dễ dàng di chuyển từ khu vực chân núi hay làng Pháp đến vườn hoa Le Jardin D’Amour, thuộc nội khu của khu du lịch Sun World Ba Na Hills.
Đứng trên cầu, du khách sẽ có cơ hội phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà. Ban ngày là cảnh tượng bình minh ló rạng giữa biển mây điểm xuyết màu xanh của đỉnh núi, là bầu trời chiều tà hồng rực rỡ hòa cùng với sắc vàng phản chiếu từ lan can cầu. Ban đêm là hình ảnh thành phố Đà nẵng ngập tràn trong ánh sáng từ đèn đường và những tòa cao ốc. Đứng tại Cầu Vàng, bạn sẽ có cảm giác choáng ngợp xen lẫn tự hào khi được ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên và sự sầm uất của thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Ngoài tên gọi quen thuộc Cầu Vàng, nó còn có một số tên gọi khác đầy mỹ miều như: Golden Bridge, Cầu Bàn Tay Đà Nẵng, Cầu bàn tay Phật, Cầu Thần Thoại,...
Hoàng Lê (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)