Danh mục

Lễ nghi ngày Tết của người Cố đô

Thứ sáu, 06/02/2015 09:27

Tư chất "hoàng tộc" của người Huế cùng lịch sử lâu đời đất cố đô đã khiến cho lễ nghi nơi đây phong phú và trở thành "di sản" với muôn đời hậu thế. Ngày tư tháng Tết, đó là dịp để người Huế hành lễ, cúng kiếng toàn tâm thành ý.

Sau một tuần trải nghiệm Tết Huế, chúng ta sẽ chứng kiến được rất nhiều lễ nghi, cúng kiếng diễn ra trước, trong và sau Tết. Với cố đô Huế, có lẽ, nó nhiều hơn bất kỳ nơi nào ở Việt Nam.

Là kinh đô xưa, Huế còn giữ nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết. Trong đó lễ nghi là phần quan trọng nhất, được người Huế duy trì thực hiện rất trang nghiêm, bài bản, với sự kính cẩn, thành tâm.

Sau lễ chạp mả là lễ cúng ông Táo. Người Huế chỉ làm lễ cúng ông Táo, không cúng ông Công như người Bắc. Lễ cúng ông Táo ở Huế diễn ra vào sáng sớm ngày 23 tháng Chạp. Trước lễ, lư hương đã được thay cát mới, bàn thờ ông Táo được lau dọn tinh tươm. Sau lễ, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp, đưa đến đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm, hay ở dước gốc cổ thụ cạnh ngã ba đường. Tượng ba ông Táo mới được rước lên bàn thờ, bắt đầu “nhiệm kỳ” một năm coi sóc bếp núc cho gia chủ.

Trong sáng ngày 23 tháng Chạp lại có lễ dựng nêu ở trước sân nhà, sân đình. Cây nêu làm bằng tre, còn giữ chùm lá tươi ở trên ngọn. Sau khi dựng nêu, người ta dùng vôi bột vẽ thành hình bộ cung tên ở dưới chân nêu. Đó là dấu hiệu báo cho ma quỷ biết đây là địa phận của người, chớ nên lai vãng.

Ngày 25 tháng Chạp, không khí Tết đã cận kề, cũng là lúc người Huế bắt đầu lễ cúng tổ nghề và lễ cúng tất niên. Lễ cúng tổ nghề diễn ra ở phường hội nghề nghiệp. Mỗi phường nghề có một ngày cúng tổ riêng. Sau lễ cúng này, đa phần các phường nghề tạm ngưng hoạt động để đón Tết, trừ nghề thợ may và nghề cắt tóc vẫn hành sự cho tới chiều 30 Tết. Ở lối xóm, khu phố thì có lễ cúng tất niên. Sau một năm tất bật mưu sinh, đây là dịp để những người láng giềng ngồi lại với nhau, cùng nâng chén rượu ngon tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới, thấm đượm tình làng nghĩa xóm.


Lễ cúng tất niên ở tư gia diễn ra muộn hơn, thường vào chiều 30 Tết. Sau lễ cúng trên bàn thờ mời tổ tiên về “ăn Tết”, các thành viên trong gia đình hội ngộ với nhau bên mâm cơm chiều cuối năm. Mỹ tục này được người Huế duy trì từ bao đời nay nên dù đi làm ăn xa hay gần, thì đến chiều 30 Tết ai ai cũng tìm cách đoàn tụ với gia đình trong “bữa cơm đặc biệt” này. Không chỉ đoàn tụ với người sống, họ còn muốn tìm trong khoảnh khắc thiêng liêng này hình ảnh những người thân đã khuất.

Vào thời khắc chuyển sang năm mới, người Huế tổ chức cúng giao thừa. Lễ vật cúng giao thừa được bày biện ở ngoài sân lẫn trong nhà và đều là cỗ chay bởi lễ này “vắt” đêm 30 năm cũ sang sáng mồng Một năm mới. Dân Huế đa phần theo đạo Phật nên ngày mồng Một phải cúng chay, ăn chay. Mâm cúng ngoài trời là để đưa đón các vị Hành khiển, diễn ra trước lúc giao thừa ít phút. Mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi cõi hạ giới. Đến lúc giao thừa, vị Hành khiển cũ ở hạ giới phải bàn giao chức trách cho vị Hành khiển mới đến từ thượng giới. Vì việc bàn giao và tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị Hành khiển chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Vì thế mà người Huế phải bày biện mâm cúng ngoài trời cho kịp thời gian của các vị Hành khiển. Lễ cúng trong nhà diễn ra vào đúng thời điểm chuyển sang năm mới là để cầu xin tổ tiên “phù hộ độ trì” cho con cháu trong gia tộc một năm mới may mắn, an khang.

Khác với ngoài Bắc, ở Huế không có tục hái lộc đầu năm, người Huế không ra khỏi nhà trước và sau khi giao thừa. Sau này, do chính quyền địa phương có tổ chức bắn pháo hoa ở quảng trường Ngọ Môn vào lúc giao thừa nên một bộ phận người Huế, đa phần là giới trẻ, đã “biết” ra khỏi nhà vào đêm 30 Tết để chờ xem pháo hoa. Tuy nhiên, người lớn tuổi vẫn thích ở nhà lo việc cúng kiếng hơn là ra đường như đám trẻ. Mặt khác, nhiều người Huế không muốn về nhà sau phút giao thừa để tránh lệ đạp đất (ngoài Bắc gọi là xông đất) nhà mình, bởi lẽ, người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sáng mồng Một Tết là những người chức sắc, có học vấn, là người nhẹ vía, để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia đình suốt cả năm sau đó.

Sáng mồng Một Tết, nghi lễ đầu tiên là lễ cúng Nguyên đán. Đó là lúc người Huế làm lễ cúng chay trên bàn thờ tổ tiên. Lễ vật là trầm trà, mứt bánh…, đơn giản nhưng tinh khiết. Sau lễ ấy, gia chủ mới mở cửa đón khách đến nhà thăm Tết. Sáng đó họ thường sẽ đi chùa lễ Phật trước tiên, rồi mới đi viếng mộ tổ tiên, thắp hương nhà thờ họ tộc, đi thăm ông bà, cha mẹ 2 bên nội ngoại… Việc chúc Tết thầy, viếng thăm bạn bè đồng nghiệp thường là vào ngày mồng Hai, mồng Ba.

Từ ngày mồng Một Tết trở đi, mỗi ngày phải cúng kiếng 3 lần sáng - trưa - chiều trên bàn thờ tổ tiên. Ngày Sóc cúng chay, ngày thường cúng mặn. Ðến chiều mồng Ba Tết thì làm mâm cơm cúng đưa để tiễn ông bà về lại cõi trên.

Chiều ngày mồng Bảy tháng Giêng, sau lễ hạ nêu thì một chu kỳ lễ Tết ở Huế mới tạm coi hoàn tất. Gọi là tạm bởi vì sau lễ hạ nêu, người Huế vẫn phải thực thi nhiều lễ nghi khác như lễ cúng đầu năm, lễ dâng sao, lễ cúng rằm Nguyên tiêu... Hậu duệ Nguyễn Phước tộc còn tổ chức lễ dâng hương đầu năm mới trong Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn, hay đi viếng mộ phần tổ tiên nơi các lăng tẩm ở ngoại ô.

Lễ nghi, cúng kiếng trong dịp Tết ở Huế, xưa cũng như nay, là một bộ phận hợp thành của văn hóa Huế. Người Huế coi đó là những nghi thức thiêng liêng, cần phải duy trì và trao truyền cho hậu thế. Đến lượt mình, các thế hệ hậu duệ người Huế tự nguyện tiếp nhận và thực hành các nghi lễ ấy, coi đó là cách thức “liên kết” với tổ tiên, thần Phật và làm phong phú đời sống tâm linh của họ, dẫu rằng, những lễ nghi ấy đã “lấy mất” khá nhiều thời gian “ăn Tết” và “chơi Tết” của người Huế.

Theo Depplus.vn/MASK

Tin được quan tâm

Cập nhật danh sách 10 huyện trên cả nước sẽ sáp nhập từ tháng 1/2025, là những huyện nào?

Sẽ có 10 huyện bị sáp nhập từ ngày 01/01/2025, theo các Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện của Ủy...
Kiến thức 2 ngày, 4 giờ trước

Công dân Việt Nam có thể thoải mái đi những nước này mà không cần hộ chiếu (passport), chỉ cần CCCD

Trong trường hợp muốn du lịch nước ngoài mà không làm hộ chiếu, bạn có thể đặt chân đến những quốc gia dưới đây!
Kiến thức 2 ngày, 2 giờ trước

4 thị xã này của Việt Nam sẽ lên thành phố trong năm 2025: Là những thị xã nào?

Có 4 thị xã của Việt Nam sẽ trở thành thành phố vào năm 2025, theo Quy hoạch phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn...
Kiến thức 1 ngày, 12 giờ trước

Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn!

Thời Tam Quốc là thời đại tướng quân hung hãn xuất hiện đông đảo, có Lữ Bố, có Triệu Vân,... Vậy ai trong số những...
Kiến thức 2 ngày, 12 giờ trước

Tại sao người độc thân thường mất sớm sau tuổi 50? 4 lý do đáng chú ý, đặc biệt phổ biến ở vùng nông thôn

Hầu hết những người sống độc thân gặp khó khăn khi bước sang tuổi 50, và có 4 lý do chính dẫn đến điều này....
Kiến thức 2 ngày, 22 giờ trước

Đây là tỉnh miền Trung duy nhất không có thị xã

Nằm ở Nam Trung Bộ, tỉnh này có một thành phố và sáu huyện trực thuộc, là địa phương duy nhất của miền Trung không...
Kiến thức 2 ngày, 22 giờ trước

Tin cùng mục

Khám phá 'thác nước trên biển' độc nhất vô nhị tại Việt Nam, điểm check-in cực ảo diệu, đẹp mê hồn nhưng ít người biết đến

Khám phá một "thác nước trên biển" hiếm có tại Việt Nam, nơi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và kỳ diệu đan xen. Đây...
Du lịch Việt 2 ngày, 3 giờ trước

Tết nên đi du lịch ở đâu? Top 10 địa điểm du lịch lý tưởng nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp đoàn tụ gia đình mà còn là thời điểm lý tưởng để lên kế hoạch cho những chuyến...
Du lịch Việt 6 ngày, 1 giờ trước

Việt Nam tiếp tục ghi tên trên bản đồ du lịch thế giới: Có 2 địa danh được nêu tên trong Top 25 điểm đến hàng đầu

Mới đây, 2 điểm đến của Việt Nam tiếp tục được vinh danh trong hạng tại giải thưởng du lịch do du khách toàn cầu...
Du lịch Việt 6 ngày, 9 giờ trước

Dòng sông 'vòng quanh núi' độc đáo chảy qua Việt Nam, nơi có thác nước kỳ vĩ, lọt top 4 thác nước lớn nhất hành tinh

Khám phá dòng sông độc đáo chảy qua Việt Nam, uốn lượn bao quanh những ngọn núi hùng vĩ. Nơi đây còn sở hữu thác...
Du lịch Việt 6 ngày, 10 giờ trước

Choáng ngợp thác nước 'có một không hai' trên thế giới, nằm ẩn mình dưới đáy biển sâu, cao tới 3.500 mét

Một thác nước kỳ quan độc nhất thế giới nằm không phải trên mặt đất mà dưới đáy biển sâu thẳm. Với độ cao tối...

Ngọn núi duy nhất ở TP.HCM: Chỉ cao hơn 10m, được xem là 'núi thấp nhất Việt Nam'

Ít ai biết rằng, ở TP.HCM còn có một ngọn núi. Đây là ngọn núi duy nhất thuộc địa bàn thành phố, còn được xem...
Du lịch Việt 20.12.2024

Tin mới cập nhật

Từ 1/1/2025, đã mua bảo hiểm xe máy mà không làm việc này vẫn sẽ bị CSGT xử phạt

Ngay cả khi đã mua bảo hiểm xe máy mà vi phạm những điểm dưới đây thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định....
Kiến thức 38 phút trước

Tài tử 'Nấc thang lên thiên đường' thẳng thừng từ chối Song Hye Kyo khiến cô phải thốt lên một câu

Câu chuyện giữa Kwon Sang Woo và Song Hye Kyo nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng mạng.
Chuyện làng sao 39 phút trước

Đây là tỉnh có dân số ít nhất miền Nam

Tại 19 tỉnh, thành ở miền Nam có hơn 36 triệu người sinh sống, trong đó TP.HCM có dân số đông nhất. Còn tỉnh có...
Kiến thức 39 phút trước

Đĩa trái cây nên đặt bên phải hay bên trái bàn thờ? Hầu như ai cũng làm sai, bảo sao mãi không giàu được

Thờ cúng ông bà tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng...
Đời sống số 39 phút trước

Năm 2025, đóng Bảo hiểm xã hội 15 năm là có lương hưu nhưng tại sao nữ được hưởng 45% còn nam lại 40%? Vụ trưởng trả lời

Cùng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 15 năm, nữ hưởng lương hưu 45%, nam chỉ 40%, đây là thắc mắc của nhiều người.
Kiến thức 39 phút trước

Trắc nghiệm tâm lý: Bạn thích loài hoa nào ngay từ cái nhìn đầu tiên? Kiểm tra xem ai đã trì hoãn cuộc sống tươi đẹp của bạn?

Trắc nghiệm tâm lý này giúp khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc và cuộc sống của bạn. Hãy nhìn vào các...
Đời sống số 40 phút trước

Hồng Diễm khoe nhan sắc yêu kiều ở tuổi 41 với tà áo dài

Hồng Diễm đẹp nền nã khi diện áo dài, khoe nhan sắc yêu kiều ở tuổi 41.
VIDEO 40 phút trước

Từ nay: Nộp tiền BHYT 5 năm liên tục sẽ được nhận tiền trợ cấp 5 triệu/tháng, đúng không?

Nhiều người thắc mắc liệu nộp BHYT 5 năm liên tục có được nhận trợ cấp 5 triệu đồng/tháng không? Để rõ hơn, cần hiểu...
Kiến thức 48 phút trước

Có lông mọc ở 4 vị trí này tuyệt đối không được nhổ đi, mọc càng nhiều thì càng có phúc, giàu có hơn người

Nếu trên cơ thể bạn có những vị trí này mọc lông, thì xin chúc mừng, cuộc đời bạn dự báo sẽ vô cùng may...
Đời sống số 1 giờ, 18 phút trước

Xúc động hình ảnh NSND Công Lý vượt qua bệnh tật, lên sân khấu nhận bằng khen

Khoảnh khắc NSND Công Lý lên sân khấu nhận bằng khen của UBND TP Hà Nội khiến nhiều người xúc động. Sau 4 năm bị...
VIDEO 1 giờ, 24 phút trước