Sau hơn hai giờ đồng hồ từ Thổ Lỗ Phàn đến Hỏa Diệm Sơn (tỉnh Tân Cương), đoàn phim Tây Du Kýnhanh chóng quay ngoại cảnh. Cảnh vật ở Hỏa Diệm Sơn không khác trên Hỏa tinh với một biển cátđỏ mênh mông khổng lồ, những vách núi cằn cỗi hoang hóa, trơ mình cùng tuế nguyệt.
Không một cây cỏ nào có thể tồn tại trên mảnh đất được coi là "vực lửa châu Á" này. Cấu tạo địa chất ở đây phần lớn là sa mạc cát còn lẫn sỏi đá màu đỏ, vừa cứng vừa gây sụt lún, có cảm giác lạo xạo như giẫm lên lớp cháy cơm phơi khô.
Bốn thầy trò Đường Tăng và cảnh quay lịch sử ở Hỏa Diệm Sơn. Ảnh: Đường Kế Toàn.
Phó quay Đường Kế Toàn (trái) và chuyên gia khói lửa Lưu Lễ (phải, áo xanh)
tại hiện trường Hỏa Diệm Sơn năm 1986. Ảnh: Đường Kế Toàn.
Địa điểm được đoàn Tây Dy Ký chọn quay ngoại cảnh cho tập 17 - Ba lần lấy quạt Ba Tiêu là khu vực có những dãy đồi cát đá xếp chồng như kim tự tháp khổng lồ.
Dưới cái nóng thiêu đốt của ánh mặt trời, mặt đất nóng ran - dù người dân địa phương cho rằng đây là thời điểm dễ chịu nhất của mùa hè. Tuy nhiên, so với thời điểm này của những năm trước, nhiệt độ lúc đó nóng bức hơn hẳn.
Ngày đầu tiên, đoàn phim thực hiện cảnh thầy trò Đường Tăng cùng trèo qua một sườn núi, dốc đồi cát trơ cằn sỏi đá đầy gian nan, vất vả. Để tránh cái nóng của sa mạc, ê kíp chọn quay vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, thời tiết vẫn không hề dễ chịu chút nào đối với những người đã quen sống ở miền hàn đới như thành viên đoàn Tây Du Ký.
Bìa tập 17 - Ba lần lấy quạt Ba Tiêu cho thấy bối cảnh quay chân thực
và khắc nghiệt của vùng Hỏa Diệm Sơn.
Bạch Long Mã thế thân cứng đầu
Sau khi đã hóa trang cho bốn thầy trò Đường Tăng, đạo diễn Dương Khiết yêu cầu cả bốn diễn viên cùng gánh hành lý, dắt ngựa bắt đầu vượt qua con dốc trên sườn đồi cát, tiến thẳng lên phía đỉnh.
Bạch Long Mã lần này ở Hỏa Diệm Sơn là ngựa mượn tạm của người dân địa phương. Vì hành trình từ Bắc Kinh đến Tân Cương khá xa, hơn nữa những cảnh quay xuất hiện bạch mã lại ít nên phương án sử dụng ngựa “đóng thế” là lựa chọn tối ưu nhất.
Không hiểu do thời tiết quá nóng nực hay là lần đầu đóng phim, chú ngựa tỏ ra bất hợp tác. Ngay cảnh quay đầu, Lục Tiểu Linh Đồng (vai Ngộ Không) dắt ngựa lên sườn đồi cát nhưng ngựa chỉ đứng ì một chỗ. Cảnh quay lần thứ hai, chú ngựa vẫn không nhúc nhích. Tình huống này khiến cả bốn thầy trò Đường Tăng toát mồ hôi.
Đến sau khi Lục Tiểu Linh Đồng uống một ngụm sữa và ra sức kéo, Bạch Long Mã mới chịu bước để hoàn thành cảnh quay khó khăn này.
Thời tiết nóng nực và oi bức ở Hỏa Diệm Sơn khiến thầy trò Đường Tăng
phải giảm bớt trang phục cho đỡ nóng.
Đoàn phim Tây Du Ký ở Hỏa Diệm Sơn. Ảnh: Đường Kế Toàn.
Trong khi những thành viên khác của đoàn có thể mặc trang phục chống chọi với cái nóng thì bốn thầy trò Đường Tăng phải vận phục trang, mũ nón, cho đến hóa trang, đạo cụ rườm rà, phức tạp.
Đặc biệt là nhân vật Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới còn phải mang thêm mặt nạ đeo mặt, lớp da cao su trên bụng (với Trư Bát Giới) hay trang phục lông khỉ (với Ngộ Không).
Diêm Hoài Lễ khốn khổ vì gánh hành lý
Khi cảnh quay trên hoàn thành, bốn thầy trò tiếp tục hướng lên đỉnh đồi cát. Nhưng tới đoạn xuống dốc, bốn diễn viên đều mệt thở không ra hơi. Người chịu vất vả và cực nhọc nhất là Sa Tăng (Diêm Hoài Lễ). So về tuổi tác, Diêm là người lớn tuổi nhất trong số bốn diễn viên chính.
Diêm Hoài Lễ (vai Sa Tăng) là một trong số thành viên đoàn chịu cực khổ nhất
khi quay ở Hỏa Diệm Sơn.
Với vai diễn Sa hòa thượng, Diêm Hoài Lễ gần như lúc nào cũng phải gánh toàn bộ hành lý, lễ mễ bước theo sau. Sau cảnh quay trên, anh mệt đến nỗi quẳng cả đống hành lý vừa gánh trên vai xuống mặt cát nóng giãy.
Trời càng về trưa, nhiệt độ càng oi bức, thi thoảng mới có một cơn gió, tuy vậy gió không khác phả ra từ một cái lò nướng, vừa khô vừa rát. Phía dưới chân, cát nóng như rang khiến mọi phải đổi chân liên tục để chống chọi với cái nóng nơi đây.
Theo Khampha.vn