Từ Huệ mưu mô xảo quyệt bậc nhất hậu cung trên phim ảnh
Trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ đề cập đến Từ Huệ (Trương Quân Ninh) và Như Ý (Phạm Băng Băng) cùng nhập cung một đợt. Cả hai tuổi tác tương đồng lại cùng hoàn cảnh nên rất quý mến nhau và coi như chị em.
Như Ý và Từ Huệ gắn bó với nhau, có chuyện gì Như Ý cũng mang kể cho người chị em nghe. Thậm chí, chiếc vòng ngọc của mẹ tặng Như Ý cũng không tiếc mà tặng lại cho Từ Huệ.
Vì cùng yêu một người đàn ông, Từ Huệ trở mặt với bạn thân
Chỉ vì cả hai cùng yêu một người đàn ông nên Từ Huệ sinh đố kỵ, trở thành một người đàn bà nham hiểm, độc ác nhất chốn hậu cung. Ngay đến những "siêu ác nữ" như Vi Phi (Trương Đình) hay "mặt bồ tát, lòng rắn độc" như Dương Thục Phi (Chu Hải Mỵ) cũng phải "giã đám" trước một Tài Nhân thấp bé nhưng đa mưu túc kế và xảo quyệt như Từ Huệ.
Tài trí của Từ Huệ cũng chứng tỏ sự vượt bậc hơn hẳn so với Võ Mỵ Nương. Mới vào cung, cả hai tỉ muội đều được Lý Thế Dân (Trương Phong Nghị) phong làm Tài Nhân. Nhưng nhờ sự đa mưu nên Từ Huệ "lên chức" nhanh chóng, từ Tài Nhân lên Tiệp Dư, Sung Dung và Từ Hiền Phi.
Tước vị của Từ Huệ lên nhanh chóng nhờ được sự sủng ái của hoàng thượng.
Trong khi đó, Võ Mỵ Nương không những giậm chân tại chỗ mà còn thụt lùi, từ Tài Nhân bị giáng xuống làm cung nữ sau khi bị nghi oan vụ thông đồng với thái tử Thừa Càn tạo phản bức vua, để rồi khi được minh oan mới trược phục lại chức Tài Nhân.
Tuy vậy, đường dài vẫn thuộc về Võ Mỵ Nương. Lịch sử vẫn ghi nhận một nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên sau khi "đè bẹp" người chị em thâm độc, nham hiểm Từ Huệ, người vẫn luôn âm thầm tạo mưu nhằm lật đổ "tình địch" Võ Mỵ Nương.
Từ Huệ thông minh xuất chúng bậc nhất hậu cung trong sử sách
Sử sách còn ghi, Từ Huệ ( 627 - 650) vốn là một mỹ nhân đất Giang Nam (nguyên quán Trường Thành, Hồ Châu nay là Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang). Một mỹ nhân xuất chúng trong đám quần hồng chốn hậu cung nhà Đường, một phi tần tài hoa bậc nhất của vua Lý Thế Dân.
Từ nhỏ Từ Huệ đã sớm hiểu biết, 4 tuổi đã đọc thông thạo những sách như Mao thi, Luận ngữ, 8 tuổi làm được thơ văn, được người đời phong tụng là "tiểu thần đồng".
Hình ảnh một Từ Huệ yêu thi ca, sách vở trong tranh.
Từ Huệ giỏi thi ca, cầm kỳ họa phẩm. Nhân vật này còn để lại cho hậu thế những tác phẩm có giá trị.
Năm Trinh Quan thứ 10 (năm 627), vị hoàng hậu hiền đức của Đường Thái Tông là Trưởng Tôn hoàng hậu lâm bệnh qua đời khiến nhà vua buồn rầu nhung nhớ khôn nguôi. Về sau ông nghe lời khuyên của các đại thần nhận tiến cung những mỹ nữ trẻ. Năm đó trong đám cung nữ tiến cung có Võ Mỵ Nương và một người đẹp kém nàng 3 tuổi là Từ Huệ. Cả hai đều được phong làm Tài Nhân vì nhan sắc hơn người.
Tài Nhân là cấp bậc thấp nhất trong số 27 cấp bậc mà các phi tần hậu cung nhận được từ hoàng thượng. So với đám cung nữ không được phong tước còn nhiều gấp bội, nhờ vậy khiến cả hai càng thêm khấp khởi và hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.
Dần dần sự sủng ái của Đường Thái Tông đã dành trọn cho Từ Huệ
Võ Mỵ Nương được Đường Thái Tông sủng ái, được ngại ban tặng tên gọi yêu kiều thục nữ là "Mỵ Nương", một bước tiến khởi sắc của Võ Tắc Thiên từ khi nhập cung đến giờ. Tuy nhiên, không lâu sau Võ Mỵ Nương đã không còn được triệu kiến một lần nào nữa. Người "đánh bại" Võ Mỵ Nương khi đó và luôn nhận được sự sủng ái từ hoàng thượng chính là Từ Huệ.
Được ân sủng vì trí tuệ, uyên bác
Từ khi nhập cung, Từ Huệ luôn dành thời gian đọc sách, luyện chữ, do đó thơ văn ngày càng xúc tích, đạt đến đỉnh cao, học thức uyên bác, khi đặt bút thì có thể viết văn, viết thơ không cần suy nghĩ.
Đường Thái Tông là người tài năng xuất chúng nên các nữ nhân bên cạnh ông đều phải có học thức cao rộng. Vì vậy, Từ Huệ với tài năng, trình độ của mình rất được Đường Thái Tông ưu ái, nể phục.
Từ Huệ được Đường Thái Tông hết mực sủng ái và coi như hồng nhan tri kỷ.
Từ Huệ kém vua Thái Tông hơn 20 tuổi. Cách biệt về tuổi tác nhưng không ảnh hưởng đến tình cảm của hai người. Trong suốt 10 năm sau đó, Thái Tông luôn dành sự sủng ái tột cùng dành cho Từ Huệ.
Tham gia "chính trường"
Không những vậy, Từ Huệ còn tỏ ra là người có tri thức, hiểu lễ nghĩa, quan tâm đến chuyện quốc gia đại sự, đồng thời giúp Đường Thái Tông trong việc bình dân trị quốc, từ bỏ được cuộc chinh phạt Cao Ly (nay là Triều Tiên).
Từ Huệ không những giỏi cầm kỳ thi họa mà còn chú ý đến việc quốc gia triều chính.
Bà can gián hoàng thượng không nên động binh, kiểm soát việc xây dựng cung điện, tiết kiệm ngân khố, trấn an dân chúng. Từ Huệ phân tích vô cùng tỉ mỉ, lí lẽ và thuyết phục.
Thái Tông đọc xong thấy liền khen ngợi và ban thưởng hậu hĩnh cho bà. Đây cũng chính là nét son chói lọi trong suốt cuộc đời của Từ Huệ và hậu thế đều đánh giá cao về hành động này.
Vua Thái Tông vốn là một anh hùng văn võ song toàn. Ông thích những người đẹp nhu mì, dịu dàng, đoan trang mềm mại. Trong khi Võ Mỵ Nương dù kiều diễm xinh đẹp nhưng tính tình cương nghị như sắt đá, mới đầu gặp đã khiến Thái Tông yêu mến, lâu dần ông phát hiện Mỵ Nương không phải một tri kỷ bên mình.
Khi Từ Huệ đã quyền cao vọng trọng thì Võ Mỵ Nương vẫn là một Tài Nhân.
Qua đời vì quá thương nhớ hoàng thượng
Năm 649 Đường Thái Tông qua đời, Từ Huệ vì quá đau lòng dẫn đến tâm bệnh, không chịu uống thuốc mà nói: “Ta cùng với Tiên đế phu thế tình thâm, ta hy vọng sau khi tạ thế được hầu hạ Tiên đế trong lăng tẩm của Ngài, đó là tâm nguyện cuối cùng của ta”. Sau đó bà liền viết 1 bài thơ thất ngôn biểu đạt tâm nguyện này.
Năm Vĩnh Huy thứ nhất ( 650 sau CN) Từ Sung Dung qua đời ở tuổi 24. Đường Cao Tông cảm thương, truy phong tước vị Hiền Phi và cho phép an táng trong cùng lăng tẩm Chiêu Lăng với Đường Thái Tông, theo như di nguyện của bà.
Nhất đại mỹ nhân Từ Sung Dung qua đời ở tuổi 24.
Có thể thấy, Võ Tắc Thiên và Từ Huệ tuy cùng có xuất phát điểm như nhau, thế nhưng tính từ khi Thái Tông qua đời, Võ Tài Nhân vẫn là Võ Tài Nhân.
Từ Huệ từ khi nhập cung không lâu đã được phong chức, từ cấp vị ngũ phẩm là Tài Nhân lên hàng tam phẩm Tiệp Dư, rồi đến nhị phẩm làm một Từ Sung Dung. Đến khi qua đời còn được phong làm Hiền Phi.
Tuy nhiên Võ Mỵ Nương cũng nhanh chóng bước lên vũ đài chính trị quyền lực.
Không lâu sau Võ Mỵ Nương đã trở lại, bắt đầu bước lên vũ đài chính trị mang tính lịch sử trong cuộc đời vị nữ hoàng đế gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Một vài hình nhân vật Từ Huệ của Trương Quân Ninh trong Võ Mỵ Nương truyền kỳ:
Từ Huệ và Mỵ Nương nhập cung cùng thời gian.
Cả hai gắn bó như chị em và cùng được phong làm Tài Nhân.
Không lâu sau thì Từ Huệ trở mặt.
Từ Huệ nổi lên là một cung nữ xuất chúng, giỏi thi ca và trí tuệ hơn người.
Cô nhanh chóng chiếm được sự sủng ái từ vua Đường Thái Tông.
Tình cảm Từ Huệ dành cho Thái Tông khiến bà mang lòng thù ghét Mỵ Nương.
Đồng thời trở thành một phi tần nham hiểm.
Từ Huệ luôn tính toán hòng hạ bệ người chị em Mỵ Nương.
Điều này khiến Từ Huệ chiếm được sự sủng ái từ hoàng thượng.
Hình ảnh Từ Huệ trên phim ảnh thể hiện sự nham hiểm thâm độc hơn là tài trí
của nhân vật trong lịch sử.
Theo Danviet.vn