Nếu so sánh với thể loại phim kinh dị từ đầu đến nay thì bộ phim Cô đảo kinh hoàng rất hợp với thị hiếu quần chúng vì trong phim có sự kết hợp của 4 nam diễn viên nổi tiếng và 4 mỹ nhân của làng giải trí Hoa ngữ. Nếu khán giả nào nhìn thấy Diệp Sơn Hào tham gia trong phim mà nghĩ rằng bộ phim sẽ có những cảnh nóng bỏng thì người đó chắc chắn sẽ vỡ mộng. Bởi vì bộ phim này là một bộ phim hết sức “đàng hoàng” nên những cảnh trong phim chỉ dừng lại ở mức độ ăn mặc mát mẻ mà thôi. Hơn thế nữa hình ảnh các nữ diễn viên của chúng ta mặc bikini thì sau khi họ lên đảo thì cũng đã rất nhanh chóng chuyển thành những bộ đồ kín đáo. Nếu như bạn là một người tinh ý thì sẽ có thể nhìn ra người được bảo vệ kỹ càng trong bộ phim này chính là Dương Mịch, cô được bao bọc khá cẩn thận nhưng còn hai bạn diễn đến từ Đài Loan và Hongkong thì mạo hiểm cả việc da dẻ bị cây cỏ làm tổn thương mà để chân trần vai trần. Từ đoạn này chắc khán giả đã có thể đoán được kết cục của bộ phim rồi.
Poster của Cô đảo kinh hoàng
Bộ phim bắt đầu bằng cảnh một đám người ngốc nghếch lạc vào một hoang đảo rồi các sự kiện rùng rợn xảy ra nhưng khán giả phải đợi tới 50 phút sau mới có một người chết. Nhưng người đầu tiên phải chết lại là Trần Tiểu Xuân, nam diễn viên chính và đương nhiên chúng ta cũng biết là anh ta không chết thật mà chỉ là ẩn nấp đâu đó đợi đến cuối phim mới bước ra và trở thành kẻ dẫn đầu đoàn những đứa trẻ bí ẩn quay lại để báo thù, thật là ý nghĩa! Diễn biến tiếp theo của bộ phim đó là từng người từng người chết một, đây chính là thời điểm tốt nhất để bộ phim có thêm chiều sâu bởi vì khi các bạn đồng hành xung quanh mình chết dần thì dĩ nhiên giữa các người còn lại sẽ xảy ra những hoài nghi và ghen ghét, đây chính là cái “nhân tính” của bộ phim. Nhưng đáng tiếc là bộ phim đã không đào sâu về mặt “nhân tính” này, trong phim chỉ có cảnh các diễn viên của chúng ta xảy ra tranh cãi trong vài giây mà thôi. Các phim kinh dị kinh điển từ trước đến nay yếu tố gây ra cái sợ không phải là những hình ảnh âm thanh ghê rợn mà chính là cách nhân vật chạy trốn khỏi cơn ác mộng. Cách thể hiện sự độc ác của con người vượt qua cả quỷ thần, giết người không ghê tay mới chính là yếu tô gây ra không khí kinh hoàng của bộ phim. Đáng tiêc bộ phim này đã bỏ qua những yếu tố đó mà chỉ dựa vào hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng những yếu tố cấp thấp để tạo ra sự kinh sợ.
Một số hình ảnh trong phim
Mặc dù các tạo hình kinh dị của bộ phim không phải là kém, hiệu ứng âm thanh cũng không tồi, chất lượng hình ảnh rất đẹp, nhưng đáng tiếc cái cách khiến người ta sợ hãi lại bị lặp lại, mỗi lần đều giống hệt nhau. Đầu tiên bao giờ cũng là một nhân vật (đa phần là nhân vật nữ) bỗng nhiên nghe thấy tiếng động kỳ lạ, sau đó cô ta bắt đầu trợn tròn mắt há hốc miệng chi hô tứ phía, thời điểm này sẽ kèm theo một âm thanh khá ghê rợn, lúc này ống kính máy quay sẽ làm cho nhân vật này mờ dần rồi hình ảnh một cái đầu khác cử động rồi cô dần dần quay người lại, âm thanh lúc này càng kinh dị hơn, và trong cảnh tranh tối tranh sáng nhân vật này nhận ra đây là bạn của cô ta (thường là một nam diễn viên), và rồi cô hét lên “cậu muốn dọa chết tôi à”. Những cảnh này nếu chỉ lặp lại 1, 2 lần thì có thể khiến người ta giật mình, nhưng đến lần thứ 3, thứ 4 thì khán giả sẽ không còn cảm thấy sợ nữa do đã quen với tình huống đó, còn đến lần thứ 7, thứ 8 thì chẳng phải sẽ khiến bộ phim biến thành phim hài sao? Đáng tiếc là 80% yếu tố gây sợ hãi của bộ phim này đều đi theo hướng đó, từ giữa bộ phim trở đi khán giả đã trở nên miễn dịch với những tình huống kiểu như vậy, mỗi khi tình huống xảy đến khán giả không những không cảm thấy sợ mà còn cảm thấy nhạt nhẽo, thậm chí thấy buồn cười. Phản hồi của những khán giả sau khi xem xong là bộ phim này chẳng đáng sợ tý nào!
Một poster khác của phim
Huyền Trân - Mtime