Thực chất trong những ghi chép lịch sử Trung Hoa, 4 nhân vật dưới đây hoàn toàn không tồn tại mà chỉ có trên màn ảnh mà thôi. Nhân vật cuối cùng còn vô cùng nổi tiếng.
Nhân vật thứ nhất: Lý Nguyên Bá
Truyền thuyết nói rằng ông là con trai của Đường cao tổ Lý Uyên, được xưng là dũng sĩ đệ nhất của Đại Đường, bị sét đánh chết. Thế nhưng kỳ thực trong lịch sử căn bản không có người này. Ông vốn dĩ chỉ là một nhân vật hư cấu mà thôi. Đường Thái Tông Lý Thế Dân cũng không hề có một người em trai như thế.
Nhân vật thứ hai: Trần Chân
(Ảnh minh họa)
Trần Chân là đồ đệ của Hoắc Nguyên Giáp, thế nhưng một vài việc liên quan đến ông được khắc họa trên phim ảnh đa phần đều đã được biên tập lại. Khi Hoắc Nguyên Giáp bị sát hại, mọi người phải chịu rất nhiều áp bức, trong lòng đều thầm khát khao có một người cứu họ khỏi biển lửa. Chính vì vậy màn ảnh đã tạo ra một vị anh hùng mang tên Trần Chân của Tinh Võ Môn để làm thỏa mãn khát vọng của mọi người.
Nhân vật thứ ba: Dương Tông Bảo
(Ảnh minh họa)
Dương Tông Bảo là nhân vật xuất phát từ truyện "Dương Gia Tướng" và "Dương Gia phủ diễn nghĩa". Trong tiểu thuyết, ông là cháu trai của Dương Nghiệp, con trai của Dương Duyên Chiêu, vợ của ông là Dương Môn nữ tướng Mộc Quế Anh. Trên thực tế, không chỉ có Dương Tông Bảo là nhân vật hư cấu mà Mộc Quế Anh vốn dĩ cũng không hề tồn tại trong lịch sử. Thậm chí toàn bộ Dương Môn nữ tướng vang dội trong truyền thuyết chỉ có một người là Xa Thái Quân là thật sự có tồn tại. Đáng nhắc tới chính là Dương Duyên Chiêu thật sự có con trai nhưng không phải tên là Dương Tông Bảo mà lại tên là Dương Văn Quảng. Dương Văn Quảng chỉ là một tướng lĩnh bình thường, không hề lập được những chiến công hiển hách như Dương Tông Bảo trên màn ảnh và trong văn học.
Nhân vật thứ tư: Hoa Mộc Lan
(Ảnh minh họa)
Nhân vật Hoa Mộc Lan chắc hẳn rất nhiều người biết đến, thậm chí là cực kỳ quen thuộc. Một loạt câu chuyện về nàng cũng đã được lưu truyền rộng rãi qua nhiều phiên bản điện ảnh, truyền hình. Không chỉ có điện ảnh Trung Hoa đề cao Mộc Lan mà điện ảnh nước ngoài điển hình là Disney cũng chọn nàng làm nhân vật để làm phiên bản điện ảnh live-action. Thế nhưng, trên thực tế không hề có căn cứ xác thực là có tồn tại Hoa Mộc Lan hay không. Nàng vốn dĩ chỉ là hình tượng, đồng thời là hư cấu để tuyên dương cho thân gái ngày xưa vẫn muốn ra sức vì nước, là biểu dương cho tinh thần dùng để cổ vũ các binh sĩ.
Nghe xong những điều này có phải bạn cảm thấy mình đã bị các nhà làm phim Trung Quốc lừa gạt nhiều năm qua không? Thế mới nói, nghệ thuật chính là ánh trăng lừa dối.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)