Nhắc đến phim kiếm hiệp không thể không nhắc tới hàng loạt tác phẩm đình đám của cố nhà văn Kim Dung. Ông là cha đẻ của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Xạ điêu tam khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký), Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký, Hiệp khách hành, Thư kiếm ân cừu lục, Tuyết sơn phi hồ, Bích huyết kiếm...
Hầu hết các tác phẩm của Kim Dung được giới phim ảnh remake (làm lại) nhiều lần. Tuy nhiên, tác phẩm duy nhất của Kim Dung chỉ có một phiên bản phim ảnh là "Việt nữ kiếm". Bộ phim "Việt nữ kiếm" được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của cố nhà văn, phát hành năm 1986 do đài ATV sản xuất. Bộ phim chủ yếu kể về kể về mối tình đơn phương của A Thanh (Lý Trại Phượng thủ vai) một kiếm nữ nổi tiếng với Phạm Lãi (Nhạc Hoa thủ vai), một danh sĩ nổi tiếng thông tuệ, có vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Vậy tại sao "Việt nữ kiếm" lại chỉ quay một phiên bản?
"Nữ thần kungfu" Lý Trại Phượng đảm nhận vai chính trong "Việt nữ kiếm"
Đầu tiên, đạo diễn suy sụp hoàn toàn về vấn đề tuyển diễn viên. Cách diễn giải A Thanh trước đây của Lý Trại Phượng đã đạt đến mức hoàn hảo, khó tìm được cô gái nào trong làng giải trí vừa có thể đánh đấm lại có ngoại hình nổi bật như "Nữ thần kungfu". Huống chi, các minh tinh trong làng giải trí hiện nay đều hao hao giống nhau, mặc dù có nhan sắc xinh đẹp, khí chất... nhưng để đảm nhận vai diễn có cá tính đặc biệt như A Thanh là điều không thể.
Hơn nữa, bản thân "Việt nữ kiếm" không phải là một cuốn tiểu thuyết, nó rất ngắn. Đối với một bộ phim truyền hình, làm thế nào để một câu chuyện ngắn không nhàm chán và không bị vô lý là một vấn đề nan giải.
So với các tác phẩm khác của Kim Dung, việc lựa chọn Việt nữ kiếm từ chủ đề đến diễn viên là một bài toán khó, tốn nhiều thời gian và công sức. Thêm vào đó, danh tiếng không mấy lớn nên nhiều đạo diễn chỉ có thể dừng chân khi đối mặt với tác phẩm này. Nếu bỏ ra một số tiền làm "Việt nữ kiếm" chi bằng các nhà sản xuất sẽ cân nhắc làm lại Xạ điêu tam khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký) có sức ảnh hưởng, gây chú ý và thu hút được nhà đầu tư.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)