1. LHP Cannes lần thứ 67 được mở đầu bằng buổi trình chiếu bộ phim Công nương Monaco (Grace Of Monaco). Ngay lập tức bộ phim vướng phải sự phản đối quyết liệt từ phía con cháu bà và hoàng gia Monaco.
Người thân của công nương cho rằng đoàn làm phim đã “ăn cắp” câu chuyện của gia đình họ và “cải biên” một cách trắng trợn, không giống với nguyên mẫu thực. Những thành viên trong hoàng tộc con cháu hoàng gia phản ứng gay gắt, đòi chấm dứt phim và không được phép công chiếu, thậm chí họ còn dọa kiện và sẽ không tới dự LHP Cannes 67.
"Công nương Monaco" gây nhiều tranh cãi nhưng vẫn được đánh giá cao
Tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng "Công nương Monaco vẫn được nhiều người chờ đợi và được đánh giá là một bộ phim đáng xem trong kỳ LHP này.
2. Đạo diễn Đan Mạch Lars von Trier nổi tiếng đã bị đuổi khỏi Liên hoan phim Cannes vào tháng 5/2011 khi nói đùa quá trớn tại họp báo quảng bá bộ phim Melancholia của mình.
Trong buổi họp có mặt nữ diễn viên Kirsten Dunst, ông đùa rằng mình là phát xít và rất đồng cảm với Adolf Hitler: “Tôi hiểu Hitler. Ông ấy đã làm một số việc sai lầm, nhưng tôi thông cảm với ông ấy”. Câu trả lời này được Lars von Trier đưa ra khi được hỏi về nguồn gốc Đức của mình. Ông còn nói mình là một đảng viên đảng quốc xã Đức và rất buồn khi mình không có nguồn gốc Do thái.
Đạo diễn Lars von Trier gặp hạn với câu đùa "vạ miệng"
3. Hai năm trước, Lars von Trier đem đến Cannes bộ phim Antichrist gây nhiều tranh cãi và để lại ấn tượng sâu sắc tại kì Liên hoan phim năm 2009. Phim được đề cử Cành Cọ Vàng nhưng không giành giải.
Phim bắt đầu bằng một cảnh nóng của một đôi vợ chồng trẻ mà không hề nhận ra cậu con trai nhỏ bị ngã ở bên ngoài ban công. Quá đau xót vì cái chết của con, hai vợ chồng lui về ở ẩn trong một căn nhà nhỏ sâu trong rừng. Từ đây hàng loạt hiện tượng kỳ bí đã xảy ra với họ.
Antichrist - bộ phim gây nhiều tranh cãi nhưng cũng để lại ấn tượng sâu sắc tại LHP Cannes 2009
4. Nam diễn viên Sacha Baron Cohen được biết đến với những màn quảng bá phim thái quá của mình tại nhiều kỳ Lễ hội. Chiếc áo tắm có 1-0-2 mà anh mặc trên bãi biển ở Cannes năm 2006 cùng với một số người mẫu để quảng bá phim Borat của anh khiến người xem cực sốc.
Sacha Baron Cohen với bộ trang phục "mặc như không mặc" gây shock
Sau khi giúp nữ diễn viên Elisabetta Canalis tạo dáng trên du thuyền, anh đã... ném cô ta xuống biển
5. Bộ phim tài liệu Fahrenheit 9/11 của đạo diễn Michael Moore có nội dung chống lại tổng thống George Bush đã gây ra một cơn bão chính trị khi được ra mắt tại Liên hoan phim Cannes năm 2004. Thậm chí cánh báo chí được dịp bàn tán bất tận khi ban giám khảo, đứng đầu là đạo diễn Quentin Tarantino, trao cho bộ phim giải Cành cọ vàng. Fahrenheit 9/11 đã bị Disney từ chối phát hành. Nhưng sau khi tìm được nhà phân phối khác, bộ phim đã thu về hơn 100 triệu USD trên toàn thế giới.
Fahrenheit 9/11 - bộ phim gây nên cơn bão dư luận khi giành giải Cành cọ vàng
6. Tại Cannes năm 1998, ban giám khảo quyết định xem trước 30 phút bộ phim khoa học viễn tưởngArmageddon của Bruce Willis và Michael Bay và phim đã gây ra phản ứng ngược.
Thay vì bị ấn tượng bởi những cảnh khi Bruce Willis cứu thế giới, khán giả bò lăn ra cười vì những cuộc đối thoại khủng khiếp trong phim. Lúc này Bruce Willis có mặt tại buổi chiếu và nghe tiếng cười. Ông đã phải lên công nhận rằng bộ phim của mình chưa phải là sản phẩm hoàn chỉnh.
Khán giả... cười bò khi chứng kiến cảnh anh hùng Bruce Willis cứu cả thế giới
7. Năm 1992, Liên hoan phim Cannes rơi vào một trận tranh cãi bất tận, khi các ngôi sao hành động Dolph Lundgren và Jean Claude Van Damme đã bị “chộp ảnh” đang đánh nhau. Nhưng hóa ra đó là “chiêu trò” của nhà sản xuất. Mãi sau này, hai diễn viên mới thừa nhận rằng thực ra đó chỉ là những diễn viên đóng thế cố tình đánh nhau công khai, để quảng bá cho bộ phim Universal Soldier của họ.
Nhờ diễn viên đóng thế đánh nhau - một chiêu trò quảng bá của bộ phim Universal Soldier
8. Liên hoan phim Cannes 1968 diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình sinh viên lan rộng trên toàn nước Pháp. Việc này khiến Cannes phải kết thúc sớm. Những chương trình cuối cùng của Cannes đã bị hủy bỏ, sau khi một nhóm đạo diễn gồm Claude Lelouch, Jean-Luc Godard, Francois Truffaut, Roman Polanski và Louis Malle đã đình công - “ăn theo” cuộc tổng đình công ngày càng tăng trên cả nước Pháp.
Cuộc đình công "ăn theo" của nhóm đạo diễn đã khiến LHP Cannes 1968 kết thúc sớm hơn dự định
Cuối cùng Cannes đã bị đóng cửa sau khi đạo diễn Carlos Saura từ chối chiếu phim Peppermint Frappe của mình vào ngày 18/5. Ông ngăn chặn bộ phim đang được trình chiếu bằng cách treo rèm cửa trước màn hình, cùng với Francois Truffaut và Jean-Luc Godard (40 năm sau Peppermint Frappe mới được ra mắt tại Liên hoan phim Cannes năm 2008).
40 năm sau Peppermint Frappe mới được ra mắt tại Liên hoan phim Cannes năm 2008
9. Tại Liên hoan phim Cannes năm 1961, bộ phim Viridiana của đạo diễn siêu thực Luis Buñuel đã bị Giáo hội chỉ trích vì nội dung đề cập đến việc thức tỉnh tình dục của một nữ tu trẻ. Không chỉ có vậy, bộ phim còn có những cảnh lạm dụng tình dục, loạn luân, nhưng vẫn được trao giải Cành cọ vàng.
Viridiana - bộ phim gây nhiều tranh cãi vì đề cập đến việc thức tỉnh tình dục của một nữ tu
10. Năm 1960, bộ phim La Dolce Vita của Federico Fellini đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes. Nhưng phim cũng bị Giáo Hội lên án vì tội nhạo báng Chúa Kitô. Bộ phim đã bị cấm và kiểm duyệt gắt gao ở nhiều nước.
Bộ phim giành giải Cành cọ vàng La Dolce Vita của Federico Fellini
bị Giáo Hội lên án vì tội nhạo báng Chúa Kitô
11. Năm 1958, trong bối cảnh biến động chính trị đang diễn ra, nhất là cuộc xung đột ở Algeria (thuộc địa của Pháp), chính phủ Pháp muốn hủy bỏ Liên hoan phim Cannes. Cuối cùng, lễ hội vẫn diễn ra, nhưng nhiều du khách ra về sớm, nhiều nhà báo không có mặt và buổi dạ tiệc bế mạc Cannes bị cắt bỏ.
Baodatviet.vn