Tin chắc rằng rất nhiều người đều đã xem qua "Tây du ký" ít nhất một lần. Thời điểm đó, "Tây du ký" được coi là một bộ phim eo hẹp về kinh phí, kỹ thuật quay phim cũng rất lạc hậu, không có máy móc tối tân như hiện nay. Tuy nhiên, để có những thước phim sống động, ekip phim cũng đã rất linh hoạt khắc phục được nhiều khó khăn để hoàn thành tác phẩm có thể gọi là xuất sắc, tạo nên ký ức kinh điển trong lòng khán giả.
Trong "Tây du ký" có rất nhiều cảnh liên quan đến Long Cung. Trong ấn tượng của những ai đã từng xem bộ phim thì Long Cung là một khung cảnh tráng lệ, lung linh. Vì vậy mà rất nhiều người đều tò mò không biết rằng trong điều kiện quay phim khó khăn như vậy, đoàn phim rốt cuộc đã làm thế nào để có được khung cảnh Long Cung đẹp như thế?
Ban đầu, mọi người đều lầm tưởng rằng Long Cung trong phim thực sự tồn tại nhưng thực ra lại không phải vậy. Lúc đầu, đoàn phim không có điều kiện tốt như thế nên đã dùng một cách khác để tạo nên Long Cung. Thực tế đoàn phim "Tây du ký" đã lừa mắt khán giả trong suốt 34 năm, Long Cung lung linh trên các thước phim thật ra chỉ là một bể cá.
Năm ấy khi quay cảnh Long Cung, đạo diễn chỉ đặt thêm một bể cá trước ống kính, bong bóng bên trong đó được tạo ra từ ống hút. Điều người ta ngạc nhiên nhất chính là vào thời kỳ kỹ thuật quay phim còn lạc hậu như thế mà đạo diễn có thể tinh tế nghĩ ra biện pháp quay phim có thể coi là độc đáo nhưng vẫn giảm bớt được rất nhiều hiệu ứng ống kính mà vẫn cho khán giả cảm giác vô cùng chân thật. Đây quả thực là chuyện không dễ dàng gì.
Dù hiệu ứng còn đơn sơ và sử dụng kỹ xảo lừa mắt khán giả nhưng đạo diễn đã thành công tạo nên những thước phim cực kỳ sống động, khán giả không chỉ yêu thích mà còn rất hài lòng. Thậm chí, đến ngày hôm nay, khi đoàn phim tiết lộ những chi tiết hậu trường quý giá này thì khán giả mới dần nhận ra và phát hiện điều bất thường cho thấy khả năng sáng tạo của đoàn phim đã thành công lừa được mắt khán giả suốt bấy nhiêu năm.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)