Thầy phù thủy trong The Sorcerer's Apprentice có tên là Yen Sid. Cái tên kỳ lạ này thực ra là
Disney viết ngược.
Với Frozen - bộ phim gây sốt trên khắp thế giới hồi cuối năm 2013 - Disney đã khiến khán giả
bật cười với phần credit cuối cùng khi cho chạy dòng chữ: "Quan niệm "All men eat their
own boogers" (tạm dịch: Ai cũng ăn rỉ mũi của chính mình) của Kristoff (nhân vật nam
chính trong phim) là quan niệm của riêng cậu ấy, không nhất thiết thể hiện quan điểm
của The Walt Disney Company hay nhà làm phim. Cả The Walt Disney Company
hay nhà làm phim đều không đại diện cho tính chính xác của quan niệm này".
Sid - kẻ ác trong Toy Story - cũng xuất hiện trong Toy Story 3 nhưng với vai anh chàng
thu rác sành điệu và chỉ lướt qua màn hình vài giây.
Tạo hình của các chú chim kền kền trong Quyển sách rừng xanh (The Jungle Book) được lấy
cảm hứng từ nhóm nhạc huyền thoại The Beatles. Ban đầu, The Beatles cũng được mời
để lồng tiếng cho 4 chú chim nhưng kế hoạch này đã đổ bể vì Disney và The Beatles
không sắp xếp được lịch làm việc.
Trên chiếc bảng chú ý của Andy trong Toy Story 3, người xem có thể nhận ra một chiếc bưu thiếp
được gửi từ Carl và Ellie Fredricksen - nhân vật trong Up. Điều này chứng tỏ gia đình Andy
và Fredricksen có mối quan hệ với nhau.
Hình ảnh tốc váy nổi tiếng của Marilyn Monroe xuất hiện trong Hercules - Zero to Hero.
Hàng loạt nhân vật đời đầu của Disney có đặc điểm chung là mồ côi mẹ. Nguyên nhân là vì
Walt Disney luôn cảm thấy mình có lỗi trong cái chết của mẹ ông năm 1938. Sau thành
công của Nàng Bạch Tuyết, Walt Disney mua cho cha mẹ một ngôi nhà. Tuy nhiên
một lỗi ở hệ thống sưởi trong nhà đã khiến bà Flora Disney qua đời
vì hít phải khí độc carbon monoxide.
Lồng tiếng cho 2 nhân vật Mickey và Minnie cũng là một đôi vợ chồng - nghệ sĩ Wayne Allwine
và Russi Taylor.
A113 là số hiệu xuất hiện trong hầu hết những bộ phim hoạt hình của Pixar và Disney.
Trên thực tế, A113 là số phòng tại Học viện nghệ thuật California, nơi rất nhiều nghệ sĩ
thiết kế của Disney và Pixar từng theo học.
Ông già dị giáo trong Hunchback of Notre Dame cũng chính là Jafar trong Aladdin.
Để tiết kiệm tiền bạc và thời gian, Disney thường "tái sử dụng" những nhân vật/hình ảnh cũ.
Ví dụ hiệu quả nhất của chiến lược này chính là Robin Hood - bộ phim ra đời
với chi phí chỉ có 1,5 triệu USD.
Nhân vật quái vật trong Người đẹp và quái vật (Beauty and the Beast) là sự kết hợp của 7 loại
động vật khác nhau: bờm sư tử, đầu và râu của trâu, lông mày của gorilla, mắt của
con người, răng nanh của lợn rừng, thân hình của gấu, chân và đuôi của sói.
Vua sư tử (Lion King) sử dụng tiếng hầm của hổ vì tiếng hầm của sư tử không đủ lớn và uy lực.
Tom Cruise chính là hình mẫu để các nhà làm phim tạo hình cho nhân vật Aladdin.
Còn tạo hình của nhân vật nàng tiên cá Ariel được lấy cảm hứng từ nữ diễn viên Alyssa Milano.
Khi lồng tiếng cho nhân vật Boo trong Công ty quái vật (Monsters. Inc), Mary Gibbs mới chỉ là
một cô bé chập chững biết đi. Nhóm sản xuất đã phải rất vất vả để có thể hướng dẫn cô bé
thu âm. Cuối cùng, họ quyết định để cô bé chạy chơi tự do và tạo ra lời thoại bằng cách
cắt ghép những câu Mary Gibbs nói trong lúc chơi ở studio.
Trong Aladdin, Disney từng lên kế hoạch sẽ hé lộ thân thế người bán rong chính là thần đèn
vào cuối phim. Tuy nhiên, việc này đã không được thực hiện. Đó chính là lý do tại sao
Robin Williams - người lồng tiếng nhân vật thần đèn - cũng đảm nhận việc
lồng tiếng cho người bán rong. Ngoài ra, 2 nhân vật này còn có
một điểm chung khác, đó là chỉ có 4 ngón tay.
Các sản phẩm của Apple xuất hiện trong hầu hết những bộ phim của Pixar. Điều này
không có gì quá ngạc nhiên bởi Pixar là công ty do CEO quá cố
của Apple Steve Jobs lập nên.
Trong Toy Story 2, nhà làm phim đã khiến người xem bật cười khi đề giá của cuốn sách
How to Defeat Zurg là 4,95 USD nhưng lại có giá tới 50 đôla Canada!
Chỉ với khung hình này trong Frozen, các nhà làm phim đã mất tới 132 giờ - tương đương
với 5 ngày - để hoàn thiện.
Bóng của chú chó Dug dễ thương trong Up đã được xuất hiện trong bộ phim về chú chuột
đầu bếp Ratatouille.
Trong bản video của The Rescuers, tấm ảnh một người phụ nữ khỏa thân xuất hiện trong
2 khung hình. Điều này đã khiến Disney phải thu hồi 3,4 triệu bản của The Rescuers.
Trong kho gỗ của mụ phù thủy già trong Brave, có một tấm gỗ khắc hình nhân vạt Sulley
của Công ty quái vật (Monsters Inc.).
Mụ phù thủy này còn có mô hình chiếc xe tải Pizza Planet.
Các fan của Pixar còn có thể bắt gặp chiếc xe tải này trong Wall-E.
Chiếc xe này còn xuất hiện trong Cars, Bug's Life, Ratatouille, Monsters Inc., Up, Finding Nemo.
Wall-E được đặt tên theo tên thật của Walt Disney, đó là Walter Elias Disney.
Sau Beauty and the Beast, "gia đình" ấm chén còn tái xuất trong Tarzan.
Để Bạch Tuyết có được làn da tự nhiên nhất, các nhà làm phim đã sử dụng phấn thật
trên những hình vẽ tạo hình cho nàng công chúa này.
Trong quá trình sản xuất Bạch Tuyết (Snow White) và Bambi, Walt Disney đã nuôi một số
loài vật sống ngay tại studio để làm mẫu cho các nghệ sĩ làm phim.
Ban đầu, Mortimer được chọn làm tên cho chú chuột Mickey nổi tiếng. Tuy nhiên, vợ Walt Disney
đã thuyết phục ông thay đổi với lý do Mortimer nghe có phần khoa trương, tự cao, tự đại.
Sau này, cái tên Mortimer được dùng cho nhân vật đối thủ của Mickey trong
Mickey's Once Upon a Christmas.
Giọng nói của Eeyore trong Winnie the Pooh cũng chính là giọng nói của robot Optimus Prime
trong serie phim Transformers.
Chú lợn lòi Pumbaa là nhân vật Disney đầu tiên... "xì hơi" trên màn ảnh.
Trong 101 chú chó đốm (101 Dalmatians), Pongo có tất cả 72 chấm còn Perdita có 68 chấm
trên cơ thể.
Disney từng bị một nhà sinh học kiện với lý do "xúc phạm linh cẩu" trong Vua sư tử (Lion King).
Theo Zing.vn