Ngoài ra, nhà chức trách cũng tính đến việc ban hành quy định yêu cầu in lên bao bì sản phẩm thông tin về những nguy cơ sức khỏe gặp phải nếu để thực phẩm trên kệ bếp hoặc trong tủ lạnh quá lâu. Sẽ có những cảnh báo đặc biệt dành cho cá, tôm và trứng do nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Trong khi đó, những thực phẩm có ít nguy cơ hơn, như rau quả, sẽ có nhãn hàng đơn giản hơn.
Khoảng 5 triệu tấn thực phẩm thừa mứa bị vứt bỏ ở Anh mỗi năm, gây lãng phí lớn. Ảnh: DAILY MAIL
Theo báo Daily Mail (Anh), những thay đổi nói trên dự kiến sẽ được Bộ trưởng Môi trường Anh Caroline Spelman công bố vào tháng tới. Bà Spelman nói: “Tôi thật sự thất vọng khi chứng kiến cảnh có quá nhiều thực phẩm thừa mứa bị vứt bỏ. Nếu tình trạng lãng phí này có liên quan đến bao bì thì đây là điều chúng ta cần giải quyết”.
Theo thống kê, khoảng 5 triệu tấn thực phẩm thừa mứa bị vứt bỏ ở Anh hằng năm, khiến bình quân mỗi gia đình tốn khoảng 700 bảng Anh. Theo một cuộc khảo sát của chuỗi siêu thị Morrisons, 55% người Anh cho biết sẽ vứt bỏ những thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng ngay cả khi việc ăn chúng vẫn an toàn.
NLĐ Online