Bán hàng mang lại lợi ích cho cửa hàng, không phải cho khách hàng
Việc hạ giá sản phẩm trong chương trình khuyến mãi luôn được coi là cách để quảng bá và tri ân khách hàng. Nhưng thực chất, nó mang lại nhiều lợi ích cho cửa hàng hơn.
Đôi khi, các cửa hàng đã cố tình niêm yết, đẩy giá lên cao rồi sale "khủng" nhằm thu hút khách hàng. Những tấm biển sale tới 70% sẽ được trưng bày khắp nơi nhưng bạn sẽ chỉ tìm thấy sự hạ giá đó trên 1 hoặc 1 vài mặt hàng mà thôi. Với những thứ khác, giá giảm chỉ khoảng 10%.
Kích thước sản phẩm của từng thương hiệu có thể khác nhau
Các nhà sản xuất khác nhau có thể có chuẩn size khác nhau. Do đó, có thể bạn mặc chuẩn size ở hãng này nhưng chưa chắc lại mặc vừa size đó ở hãng khác. Một số nhà sản xuất vì vậy còn cố ý "giảm" size quần áo nữ để họ dễ mua hơn, đánh vào tâm lý muốn hình ảnh thon gọn theo tiêu chuẩn chung.
Sản phẩm có hợp tác với nhà thiết kế nổi tiếng chưa chắc đảm bảo chất lượng
Các thương hiệu lớn cho ra mắt các sản phẩm quần áo được thiết kế bởi những nhà thiết nổi tiếng. Mục đích của họ là khiến khách hàng trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng độc quyền. Tuy nhiên, mặt hàng độc quyền này không chắc sẽ là phiên bản giới hạn của họ và chất lượng vải, thiết kế... cũng chưa chắc tốt hơn những mẫu khác.
Cố ý để quần áo đổ đống thay vì treo lên giá
Bạn có để ý thấy quần áo trong một cửa hàng được xếp gọn gàng trong khi khu vực hàng giảm giá luôn như một mớ hỗn độn kiểu "đổ đống" không? Việc này nhằm mục đích khiến khách hàng cảm thấy vui vì họ đã tìm thấy một món hời đẹp trong mớ hỗn độn đó và quyết định mua ngay lập tức.
Hóa chất có hại được sử dụng trong sản xuất quần áo
Ngay cả khi một mặt hàng được dán nhãn "100% tự nhiên", nó vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Sản xuất quần áo liên quan đến các hóa chất không thể xác định được nếu không có thử nghiệm thích hợp trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, luôn giặt quần áo mới trước khi mặc. Nó sẽ làm giảm lượng hóa chất nguy hiểm và giữ cho bạn an toàn trong trường hợp nhiễm trùng từ một số khách hàng trước đó đã thử nó.
Các mặt hàng tổng hợp có giá tương đương với các mặt hàng làm bằng vải tự nhiên
Các nhà sản xuất thường "làm giá" với những quần áo chất liệu tổng hợp như 1 cách kích thích khách hàng lựa chọn quần áo làm từ vải cotton. Khách hàng nghĩ rằng một chiếc áo khoác bằng vải cotton hoặc len không đắt lắm so với một chiếc áo tổng hợp, vì vậy mà mua không chút chần chừ.
Quần áo thiết kế có chất lượng kém hơn so với các mặt hàng cùng loại trong cửa hàng
Nỗ lực tiết kiệm tiền, nhiều người tìm đến các cửa hàng bán đồ hiệu. Tuy nhiên, quần áo và phụ kiện ở đó chỉ trông giống như chúng từ các bộ sưu tập của nhà thiết kế. Các thương hiệu sang trọng có lúc sản xuất các mặt hàng từ nguyên liệu rẻ tiền chỉ để cho các quầy hàng giảm giá này, mục đích là để thu lợi nhuận từ những người không có khả năng mua quần áo ở những cửa hàng đắt tiền chứ chưa chắc là đồ hiệu thực sự được sale.
Hàng kém chất lượng
Có những bộ quần áo bố mẹ để lại, chúng ta vẫn có thể mặc vì chất liệu tốt. Tuy nhiên, quần áo ngày nay thường có chất lượng kém. Các khâu như thêu khuyết, hình in hay phụ kiện đi kèm... trở nên tồi tệ không ngờ. Mục tiêu của nhà sản xuất là làm mọi thứ nhanh, rẻ để chúng ta tìm đến với họ thường xuyên hơn.
Xu hướng thời trang thay đổi hàng tuần
Ngày nay, thời trang không chỉ thay đổi theo mùa mà theo hàng tháng, hàng tuần. Các mặt hàng thời trang mới xuất hiện ở các cửa hàng gần như mỗi tuần, vì vậy mà chúng cám dỗ chúng ta mua nhiều hơn. Khách hàng càng muốn chạy theo xu hướng thì càng mua sắm nhiều ngay cả khi chưa cần thiết.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)