30 tuổi ông Thiều kết hôn với một người phụ nữ bị mù trong làng. Lúc đó người ta bàn tán xôn xao rằng ông lấy bà vì hám của, bố bà là chủ xưởng mộc nơi ông đang làm. Lúc đó thậm chí nhiều kẻ ác mồm còn nói bố bà không cẩn thận thì con rể cướp mất gia tài như chơi.
Đám cưới của họ vẫn diễn ra bình thường vì bố mẹ bà cũng muốn con gái có một tấm chồng. Nhưng sau khi họ cưới nhau, để khẳng định mình không phải là kẻ lợi dụng, lấy vợ vì tiền ông xin phép bố mẹ vợ đưa vợ về căn nhà lá của mình ở ven sông và cũng không làm cho bố mẹ vợ nữa. Bố mẹ vợ cho gì ông cũng không lấy, ông đã quỳ trước mặt bố mẹ vợ mà nói rằng:
“Con yêu vợ con thật lòng, con xin phép bố mẹ cho con đưa cô ấy về nhà con ở. Biết rằng cuộc sống sẽ khó khăn nhưng con hứa sẽ thương yêu vợ con suốt cuộc đời này. Bằng mọi giá con sẽ không để vợ con phải khổ”.
Con yêu vợ con thật lòng, con xin phép bố mẹ cho con đưa cô ấy về nhà con ở”
(Ảnh minh họa)
Vậy là từ ngày đó, ông không làm ở xưởng mộc của bố vợ nữa mà vợ chồng ông tự mình kiếm ăn trên khúc sông trước nhà. Nhờ sự khéo léo và sự nhanh nhạy ông đã mua thuyền, mua lưới về bắt cá để vợ hàng ngày mang cá ra chợ bán. Biết bà mù nhưng chẳng bao giờ người ta quỵt tiền bán cá, bán tôm của ông bà vì lúc này họ đã bắt đầu ngưỡng mộ ý chí của hai người.
Rồi lần lượt những đứa con của họ ra đời trong niềm vui ngập tràn của ông bà. May mắn 4 đứa con 2 trai, 2 gái bà sinh ra đều lằn lặn và có đôi mắt sáng. Cả 4 lần vợ sinh nở ông Thiều đều có mặt bên cạnh bà, nắm chặt tay bà từ lúc bà đau đẻ cho tới khi sinh.
Lần nào ông cũng ngồi bên cạnh vợ rồi tả tỉ mỉ về nét mặt, hình dáng đứa con mới sinh cho vợ nghe rồi ở nhà chăm sóc vợ con cho tới khi con đầy tháng mới thôi. Để con cái được học hành đến nơi đến chốn, ông lại gia sức làm việc từ sớm đến đêm. Ông bà ngoại có của ăn của để nhưng ông Thiều chỉ cho các con nhận từ họ cái bánh, củ khoai chứ nhất định không cho con nhận tiền bạc của ông bà. Vì ông nghĩ mình vẫn đủ sức nuôi con chưa đến mức phải nhờ cậy.
Nhưng năm đó bố vợ ông ốm nặng, bao nhiêu tiền bạc trong nhà đổ vào chữa trị cho bố hết. Xưởng mộc cũng phải đóng cửa, ông hàng ngày bảo con dắt vợ sang nhà chăm sóc cho ông ngoại. Bố vợ mất năm trước thì năm sau mẹ vợ ông cũng qua đời vì thương tiếc chồng. Tài sản trong nhà cũng tiêu tan vì anh trai vợ phá tán. Tuy nhiên lúc này cuộc sống gia đình ông Thiều vẫn ổn định vì công việc đánh bắt cá của ông khá thuận lợi. 4 đứa con của ông vẫn được ăn học tới nơi tới chốn.
Cái tiếng ông lấy vợ mù để lợi dụng tiền của nhà vợ đã không còn ai nhắc đến từ lâu. Và cũng suốt trong thời gian chung sống chưa bao giờ người ta nghe thấy một tiếng cãi vã trong gia đình ấy, chưa bao giờ ông có hành động nào xúc phạm tới vợ mình cả.
4 đứa con của ông Thiều cũng trưởng thành dần, ông bà đứng lên dựng vợ gả chồng lần lượt cho con đầu đến con út. Thậm chí tiền tiết kiệm của mình ông cũng sẵn sàng rút hết đưa con khi con khó khăn. Đứa nào giờ cũng có cuộc sống riêng ổn định. Tuổi già đến rồi, ông không thể lênh đênh dài ngày trên sông bắt cá mà chỉ thả lưới ven bờ để kiếm con cá con tôm vợ chồng ăn uống qua ngày.
Ông bà một đời hi sinh vì con, nhưng cuối đời lại bất hạnh khi con cái khôn lớn. Chúng đi biền biệt chẳng mấy khi về thăm bố mẹ. Ngày lễ tết cũng cắt cử nhau mỗi năm chỉ có một đứa về ăn tết với bố mẹ, vậy mà còn cãi nhau loạn xạ cả lên vì đứa nào cũng muốn ở thành phố chứ đâu muốn về cái căn nhà ven sông ấy.
Tuổi già đến rồi, ông không thể lênh đênh dài ngày trên sông bắt cá mà chỉ thả lưới ven bờ
để kiếm con cá con tôm vợ chồng ăn uống qua ngày. (Ảnh minh họa)
Lúc nào cũng chỉ có hai vợ chồng, ông thương bà vô cùng. Ông chỉ lo nếu chẳng may ông mất trước thì ai sẽ lo lắng cho quãng đời còn lại của bà. Từ ngày lấy nhau ông đã trở thành đôi mắt của bà rồi, sau này không có ông bà sẽ ra sao .
Năm đó ông Thiều thấy sức khỏe của mình không được tốt lắm, ông biết mình khó sống qua được cái mùa đông năm ấy nên ông quyết định làm một việc trước khi quá muộn. Ông gọi điện cho cậu con trai út cũng là đứa con có hiếu nhất trong nhà. Hai ông bà còn một cuốn sổ tiết kiệm cuối cùng, ông rút về và chiều ấy cùng vợ lên thành phố.
Bà thực lòng chẳng muốn đi, không muốn làm phiền tới con, bà quen sống ở đây bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng ông Thiều nói với vợ là chỉ lên chơi với cháu mấy ngày rồi lại về, ông thấy nhớ cháu quá. Chỉ khi nói như vậy bà Thiều mới yên tâm theo chồng đi.
Hai vợ chồng ông bà đến thành phố thì trời đổ mưa rào, cơn ho lúc này tự dưng ập đến dữ dội với ông Thiều. Ông cố gắng bấm máy gọi điện cho con trai út nhưng vẫn không thấy con nghe máy. Không biết con bận việc gì. Ông đành dẫn vợ vào quán nước cạnh đó ngồi đợi, trời mưa lạnh khiến ông càng ho nhiều, rồi ông gần như lả đi.
Người chủ quán nước cố gắng liên lạc cho con trai út giúp ông, mãi mới thấy cậu ta nghe máy. Là vì cậu ấy đang bận họp: “Cậu tới ngay quán nước gần bến xe đi, bố mẹ cậu đang đợi cậu ở đây, ông ấy yếu lắm rồi”.
“Xin lỗi… tôi phải đi trước rồi… Bà đừng khóc… kiếp sau tôi vẫn… nguyện làm
đôi mắt cho bà”. (Ảnh minh họa)
Bà cứ ngồi bên ông, nắm tay khóc nức nở. Mắt ông hoa lên, mọi thứ trở nên mờ ảo, mí mắt ông muốn sụp xuống nhưng rồi ông lại cố gắng mở căng ra. Chỉ tới khi thấy đứa con út xuất hiện ông mới thở phào nhẹ nhõm. Trong hơi thở yếu ớt, ông Thiều vẫn nắm chặt tay người vợ mù: “Xin lỗi… tôi phải đi trước rồi… Bà đừng khóc… kiếp sau tôi vẫn… nguyện làm đôi mắt cho bà”.
Tay kia ông run run đặt vào tay đứa con trai út cuốn sổ tiết kiệm như muốn gửi gắm lại người vợ mù, nỗi day dứt cuối đời của ông rồi nhắm mắt. Cảnh tượng mà ai nhìn thấy cũng phải xót xa. Trên đời này đâu dễ kiếm được một người như ông. Chẳng biết rằng sau cái chết của ông, bà Thiều có được các con chăm sóc tử tế như ước nguyện mà ông để lại. Nhưng cho dù có như thế nào thì ở thế giới bên kia ông lúc nào cũng dõi theo và đón đợi người vợ của mình để tiếp tục làm đôi mắt cho bà. Đúng là trên đời này chẳng có đạ nào sâu cho bằng đạo vợ chồng.
Theo Motthegioi.vn