Vợ chồng có đôi đến cuối đời là phúc lớn nhưng khi một người qua đời trước thì người ở lại có thể sẽ rất chông chênh. Người ta nói về cảnh người ở lại là như chim lẻ bóng như thuyền mất lái. Đặc biệt vợ chồng yêu thương nhau thì cuộc chia ly sinh tử càng khiến người ở lại đớn đau chông chênh, hoang hoải. Khi cuộc chia ly đến quá sớm, lúc người ta còn trẻ càng khó vượt qua.
Cuộc chia ly ấy để lại nỗi đau sự thiếu vắng, chống chếnh nhưng đa phần chúng ta sẽ thấy đàn ông dễ tái hôn, số đông muốn tái hôn hơn phụ nữ. Đa phần phụ nữ ở lại với con cái, đặc biệt nếu phụ nữ đã ngoài 50 mà mất chồng thì thường ít khi tái hôn. Trong khi đàn ông thì 60, 70 rồi vẫn nhiều người muốn tái hôn. Thậm chí có nghịch cảnh tréo nghoe rằng có người đau đớn quằn quại trong đám tang của vợ nhưng sau đó lại càng nhanh chóng tái hôn.
Vì đàn ông khó sống một mình
Anh Nam khi biết tin vợ bị bệnh ung thư đã vô cùng sốc. Đưa vợ đi viện nhưng khi nghe bác sĩ báo tin anh còn không đứng vững. Cảm giác chia ly sinh tử sắp tới khiến anh suy sụp. Anh cố giấu cảm xúc nhưng bị vợ phát hiện ngay khi ra khỏi phòng bác sĩ. Thậm chí chính người vợ còn dặn bác sĩ mọi chuyện sau đó hãy cho chị biết trước, chị lường được và chị cần sắp xếp cho chông con chị.
Lý do đàn ông thường nhanh tái hôn sau khi vợ qua đời (Ảnh minh họa)
Chỉ 6 tháng sau vợ anh qua đời. Khoảng thời gian đó anh mới bắt đầu tập chăm sóc vợ, tập nấu ăn cho mình và cho vợ trong khi 2 đứa con đang học xa nhà.
Điều người ta bất ngờ là chỉ nửa năm sau khi vợ mất, người ta thấy thỉnh thoảng lại có người phụ nữ nào đó qua lại nhà anh. Hai đứa con nghe hàng xóm đồn thổi liền về làm mình làm mẩy với bố. Anh chỉ biết gục mặt bên ban thờ vợ. Cảm giác lạnh lẽo cô đơn chống chếnh khi vợ mất, khi con không ở nhà khiến anh đã đi qua bao đêm trằn trọc không thể ngủ, thậm chí nhắm mắt không nổi.
Không ít người như anh Nam, họ không quen sống 1 mình. Cảm giác ngôi nhà lạnh lẽo khói hương không người chia sẻ đã nhấn chìm họ, và họ cần một thứ gì đó bấu víu vào, là người thân, hoặc con cái ở bên khiến họ được chia sẻ hoặc được bận rộn để nguôi ngoai. Còn nếu họ 1 mình thời gian đằng đẵng càng sợ hãi cô đơn. Lúc đó chắp vá lại với 1 người phụ nữ khác giống như chiếc phao cứu sinh cho họ. Thiên hạ chứ chỉ trích, nhưng có ai hiểu không phải ai cũng đủ bản lĩnh vượt qua nỗi cô đơn đến cùng cực ấy. Với người thiếu kỹ năng sống một mình, người chưa quen tự chăm sóc mình, người quá dựa vào sự chăm lo của vợ thì càng khó vượt qua nỗi cô đơn lẻ bầy. Còn phụ nữ số đông truyền thống Việt Nam đã quen chăm sóc mình, chăm sóc người khác.
Hơn nữa đàn ông nếu có con nhỏ họ thường muốn tái hôn để có người phụ nữ chăm sóc con họ, trong khi phụ nữ nếu có con nhỏ thì họ bận bịu chăm sóc con mà không dám tái hôn.
Vì đàn ông nhu cầu sinh lý cao hơn
Thời nay dù cuộc sống cởi mở hiện đại hơn nhưng khi ở độ tuổi nhất định thì nhu cầu sinh lý của nữ giới vẫn nhanh sụt giảm hơn nam giới. Đó cũng là lý do khiến nhiều người đàn ông khi vợ qua đời thì muốn tái hôn hơn phụ nữ. Phụ nữ cần bạn bè chia sẻ thế nên không tái hôn thì họ đi gặp gỡ bạn bè. Còn nam giới không tái hôn mà muốn đáp ứng nhu cầu sinh lý lại đi tìm ở bên ngoài hoặc qua lại không đường hoàng chính chính thì còn mất mặt hơn.
Đó cũng là lý do mà những đứa con của ông Huy không muốn cha mình đã gần 70 còn muốn tái hôn. Các con ông cho rằng già rồi còn tái hôn là "không nên nết" con cháu không trọng. Thế nhưng trước sự cấm cản của con thì ông lại qua lại lằng nhằng với cô gái quá thì làng bên. Cuối cùng điều ra tiếng vào nên các con ông đành phải để bố tái hôn cho khỏi mang tiếng cha đi lằng nhằng.
Đàn ông hay phụ nữ thì đều có những nhu cầu sinh lý. Nhưng khi sau tuổi 50 phụ nữ gần như giảm sút nhiều thì nhiều nam giới vẫn còn nhu cầu cao. Hơn nữa tâm lý phụ nữ cũng thay đổi theo lứa tuổi, khi chồng chết, có con cháu thì họ muốn vui vầy bên con cháu. Còn đàn ông vẫn có nhu cầu cá nhân riêng nhiều hơn.
Vì định kiến xã hội nhiều đời
(Ảnh minh họa)
Định kiến nhiều đời vẫn nặng nề lên nữ giới nên đàn ông tái hôn sau khi vợ chết hoặc khi họ lớn tuổi sẽ không bị chỉ trích chê bai nhiều như phụ nữ. Thế nên điều đó cũng đã tạo thành một hệ tư tưởng cho nhiều phụ nữ rằng nếu có con rồi mà chồng chết lại đi tái hôn thì con khổ, thì bị mang tiếng này nọ.
Vì thực ra phụ nữ cần con hơn chồng
Không phải ai cũng như vậy nhưng rất nhiều phụ nữ họ cần con hơn chồng và cuộc hôn nhân đối với họ là gánh nặng. Phụ nữ Việt Nam vẫn có nhiều người gánh nặng trên vai, có chăng được đàn ông chia sẻ về sức lao động và kiếm tiền, còn lại những chuyện khác ít được chia sẻ. Thế nên chuyện kết hôn lần đầu để sinh con đẻ cái với họ như là luật đời, ai may thì được chồng yêu thương chia sẻ, ai không may thì cam chịu. Thế nên sau khi người bạn đời qua đời trước, họ không nhiều nhu cầu tìm thêm chồng nếu họ đã có những đứa con để mà yêu thương để mà bận bịu. Hơn nữa phụ nữ khi tái hôn khó mang theo con đi khó bảo vệ quyền lợi cho đứa con của chồng trước. Còn nếu phụ nữ đã giàu không cần dựa đàn ông, tự lo được cho con mình thì thường họ lại chỉ chọn cách "kết bạn", "hẹn hò" chứ không muốn tái hôn làm khổ con cái.
* Thông tin chỉ mang tính chiêm nghiệm
Ánh Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)