Cặp đôi thứ nhất: Khi người chồng sống trong tự ti
Lưu Hương là người phụ nữ tài giỏi từ hai mươi năm trước. Ngoài công việc chính, cô còn có thu nhập phụ cao hơn cả lương, thậm chí đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế trong nhà. Ngược lại, chồng cô - Trương Kim, là một nhân viên bình thường, thu nhập cố định, không có nghề tay trái. Trước khi kết hôn, anh sống dè sẻn, tiền lương vừa đến tay đã hết, là một thanh niên hết tiền đầu tháng.
Hôn nhân giữa một người phụ nữ mạnh mẽ và một người đàn ông luôn thiếu tự tin liệu có thể thực sự hạnh phúc? (Ảnh minh họa)
Sau khi cưới Lưu Hương, cuộc sống của Trương Kim trở nên dễ thở hơn, nhưng anh cũng bắt đầu sống dưới cái bóng của vợ. Về nhà anh phải kiêng rượu, bỏ cờ bạc theo lệnh vợ. Anh sống dè dặt, nín nhịn, không dám thể hiện cảm xúc thật, thậm chí là tình yêu với vợ mình.
Hôn nhân giữa một người phụ nữ mạnh mẽ và một người đàn ông luôn cúi đầu nhún nhường, thiếu tự tin liệu có thể thực sự hạnh phúc?
Cặp đôi thứ hai: Khi chồng nội trợ là điểm tựa
Trương Hạ là một nữ doanh nhân thành đạt, đồng sáng lập công ty thực phẩm lớn tại địa phương. Trong công việc, chị luôn mạnh mẽ và quyết đoán. Chồng chị, một người đàn ông dịu dàng, sống tình cảm và coi gia đình là ưu tiên số một lại sẵn sàng lui về hậu phương. Anh chăm lo từng bữa ăn, việc nhà, con cái để vợ yên tâm phát triển sự nghiệp.
(Ảnh minh họa)
Trong buổi tiệc cuối năm của công ty, chị từng xúc động phát biểu trước toàn thể nhân viên: “Người tôi biết ơn nhất chính là chồng tôi. Không có sự hậu thuẫn tuyệt đối từ anh, tôi không thể đạt được thành công như hôm nay.”
Người chồng không hề cảm thấy tổn thương hay mất mặt khi ở nhà lo việc nội trợ. Trái lại, anh cảm thấy đầy đủ, an yên và hạnh phúc. Bà mẹ chồng cũng vô cùng hài lòng với con dâu, được con dâu chiều chuộng, biếu tiền, chi trả du lịch, mua sắm... nên lúc nào cũng bênh con dâu ra mặt.
Hôn nhân là sự đồng hành, không phải cạnh tranh
Qua hai ví dụ trên, ta thấy không thể đánh đồng rằng “nữ mạnh - nam yếu” thì hôn nhân sẽ không hạnh phúc. Mấu chốt không nằm ở chuyện ai kiếm nhiều hơn, mà là cách cả hai người thấu hiểu, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau như thế nào.
Một người đàn ông có thể tự ti nếu cảm thấy mình “thua kém” vợ như trường hợp của Trương Kim. Nhưng nếu anh ấy sẵn lòng đóng vai trò hậu phương vững chắc, không tự ti, không so đo, thì hôn nhân vẫn có thể viên mãn như chồng của chị họ tác giả.
(Ảnh minh họa)
Hôn nhân hoàn hảo là điều không tồn tại. Nhưng nếu cả hai chịu khó thấu hiểu, điều chỉnh và cùng hướng đến hạnh phúc, thì dù có "lệch pha" về kinh tế hay vai trò, họ vẫn có thể xây dựng một tổ ấm đáng ngưỡng mộ.
Vậy bạn thì sao? Bạn có cho rằng đàn ông sẽ để tâm khi vợ kiếm tiền nhiều hơn? Hãy chia sẻ góc nhìn của bạn nhé.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)