Tôi làm kế toán còn anh là nhân viên văn phòng trong cùng công ty, lúc đầu tôi chẳng có cảm tình gì với anh bởi nhìn anh cứ như đàn bà chẳng có dáng dấp gì của một người đàn ông mạnh mẽ cả. Vậy mà mọi người suốt ngày gán ghép chúng tôi còn tạo điều kiện cho hai đứa thường xuyên làm việc với nhau, đúng là lửa gần rơm lâu ngày cũng bén chẳng sai chút nào. Tình yêu giữa hai đứa cứ lớn dần và kết thúc một đám cưới linh đình.
Sau khi cưới nhau vợ chồng tôi xin phép bố mẹ ra ngoài thuê nhà ở cho thoải mái tự do. Tuy mức lương không cao lắm nhưng với năng lực quản lý tài chính tốt của tôi cuộc sống gia đình cũng thật thoải mái. Hạnh phúc cứ thế trôi đi rồi lần lượt hai đứa con ra đời.
Chẳng hiểu sao từ khi đứa con thứ hai ra đời chồng tôi thay đổi tính nết đến mức tôi phát sợ anh luôn. Khi còn yêu nhau anh rất hào phóng luôn giành quyền được trả tiền cho các cuộc vui chơi với bạn bè. Sau khi lấy vợ anh đưa hết tiền cho vợ chỉ cầm một ít để chi tiêu nên không còn ga lăng được nữa. Vậy nhưng từ khi có đứa con thứ hai anh trở thành người keo kiệt đến sợ luôn.
Nhân ngày lĩnh lương tôi mua cho cả nhà mỗi người bộ quần áo mới, đang ngồi mơ mộng tưởng tượng chồng sẽ rất xúc động về sự quan tâm chăm sóc của vợ và phần thưởng sẽ là nụ hôn. Thấy chồng về tôi hí hửng đưa áo cho chồng thử nào ngờ anh quắc mắt bảo tôi: “sao dạo này em hoang vậy không tiết kiệm thì gặm sỏi mà ăn à?”. Tôi cau mày nói lại “quần áo anh đã cũ rồi em mua mới để anh hãnh diện với bạn bè chứ sao lại khó chịu vậy”.
Anh chẳng nói chẳng rằng gì giận dỗi tắm rửa rồi đi ngủ luôn dù cho tôi có mời thế nào anh cũng chẳng xuống ăn cơm. Biết được tính anh nên những lần sau mà mua bộ đồ mới tôi toàn nói đồ mua ở “Brazin” đấy, nghe thế là anh vui lắm cứ khen bạn bè em tốt bụng cho toàn đồ đẹp thôi.
Những lần có cỗ bàn bạn bè mời đi anh tìm đủ cách để từ chối cho dù tôi khuyến khích anh đi nhưng anh bảo đi gì vừa phải uống rượu hại sức khoẻ lại còn tốn tiền chẳng đâu ra đâu cả. Thế là cả năm chẳng bao giờ thấy anh đi gặp gỡ bạn bè cả. Còn những lần tôi muốn đi gặp bạn bè thì phải nói với anh là hôm nay mấy đứa bạn nó sinh nhật hay khao trúng xổ số gì đó là anh cho đi liền.
Còn những bữa ăn nào mà nói đến góp tiền là anh bắt tôi ở nhà luôn, nên những lần nhà nội hay nhà ngoại có cỗ giỗ tổ anh có bao giờ cho tôi đi đâu và anh cũng chẳng đi vì đó là những cái giỗ mất tiền. Số tiền chỉ đáng 200-300 nghìn đồng thôi mà anh cũng không dám chi ra. Có góp ý cho anh thì anh lại giận dỗi hay càu nhàu lẩm bấm khiến tôi chẳng thèm nói nữa. Dù không đi ăn cỗ giỗ Tổ được nhưng phận con cháu tôi vẫn mua đồ đến cúng bái cho đúng đạo làm con và tất nhiên phải dấu anh.
Tính keo kiệt của anh đã sắp đạt đến cực điểm rồi thì đúng hơn, mỗi lần tôi mua món thịt thà ăn là anh lại nhăn mặt bảo “lần sau nhà mình ăn cơm với rau cho đảm bảo sức khoẻ chứ ăn làm gì thịt thà cho hại sức khoẻ và lãng phí”. Nhịn thịt được hai bữa tôi cảm thấy rất thèm nên thôi mua thịt về rang ăn vài ngày chắc anh cũng không càu nhàu đâu.
Vậy mà nhìn thấy bát thịt kho anh lẩm bẩm rồi dỗi không ăn, tôi thấy nóng mặt lắm rồi ngồi ăn một mạch xong bữa cơm. Ăn xong tôi cầm bát thịt hất ra trước cửa nhà để cảnh cáo anh là tôi đã hết chịu đựng nổi rồi, thấy tiếc anh vội chạy ra nhặt vào bát, tôi lấy chân day day những miếng thịt rồi đá cho con chó ăn cho bõ tức. Anh đứng dậy nhìn chó ăn mà nuốt nước bọt nhưng cũng chẳng dám nói lại vợ điều gì.
Trong một lần đi đám cưới tôi bị mất chiếc dây chuyền 5 chỉ, tìm mãi không thấy tôi đoán chắc là mất ở trên đường đi dẫn dâu rồi. Mấy ngày liền tôi mất ăn mất ngủ vì tiếc một phần một phần vì sợ ông chồng keo kiệt biết được mất vàng chắc trì triết mình đến chết mất thôi. Tôi quyết định làm thêm nhiều hơn để sớm kéo lại cái dây chuyền không anh mà biết được thì nguy to.
Mất 4 tháng tôi cũng giành dụm được tiền để mua một chiếc dây chuyền tương đương vậy và niềm vui đã nở trên nét mặt của tôi. Trong một lần dọn dẹp nhà cửa tôi thấy có cái quần rách dét dưới gầm tủ liền càu nhàu “không hiểu ai lại nhét chiếc quần bẩn thỉu dưới gầm tủ thế này”. Vậy là tiện tay ném luôn chiếc quần vào thùng rác.
Anh đi làm về không thấy chiếc quần rách dưới gầm tủ liền hét ầm lên và vội vã đi tìm tôi bảo em ném vào thùng rác rồi, anh giữ làm gì chiếc quần đó vậy. Anh vội chạy đến thùng rác lục tung toé lên, từ trong thùng rác anh moi ra một chiếc dây chuyền giống y như chiếc cũ của tôi. Tôi thắc mắc thì anh mới khai thật là anh nhặt được chiếc dây chuyền ở sát chân tủ quần áo và anh đã dúm vào chiếc quần rách đó.
Tôi gầm lên bực tức đến ngột thở: “anh đúng là đồ thần kinh đồ dở hơi, anh bị teo não à, anh không có óc à, mấy tháng nay tôi mất ăn mất ngủ vì xót của thậm chí đêm nằm mơ cũng thấy chiếc dây chuyền vậy mà anh nhặt được lại mang cất nó đi. Anh có phải là con người nữa không?” Tôi điên tiết tìm hết những từ tục tĩu nhất mình có trong từ điển để mắng anh cho xả lỗi tức giận mình đang phải chịu đựng. Còn anh cứ đứng đấy không nói được lời nào vì biết lỗi của mình rồi mà.
Các bạn ơi tôi phải làm thế nào để điều trị căn bệnh keo kiệt và hâm đến mức cực đỉnh của chồng tôi đây.
VA (Theo Giadinhvietnam.com)