Vợ chồng tôi không bao giờ tiết lộ số tiền chúng tôi kiếm được mỗi tháng, khi nào con hỏi thì chúng tôi chỉ nói là đủ sống. Nhưng việc ăn uống và đầu tư cho học hành của các con thì được đầu tư rất cẩn thần và không bao giờ giới hạn số tiền.
Một hôm con trai tôi học cấp 3 nó không chịu đi học dù đã đến giờ đi học rồi, vợ tôi hỏi con thì nó bảo: “Mấy hôm trước có một người đồng nghiệp của bố đến chơi, chú ấy nói bố làm sếp kiếm được mỗi tháng trên 200 triệu đồng, vậy mà vẫn bắt con đi chiếc xe cũ từ năm trước. Mẹ mua cho con chiếc xe máy điện mới nha”.
Vợ chồng tôi luôn thống nhất cách dạy dỗ con, nên cô ấy phản đối đòi hỏi của con. Vợ tôi bảo xe của con tôi còn chạy rất tốt, ở bên ngoài kia có rất nhiều đứa trẻ đến ăn chẳng đủ làm gì dám mơ ước đến chiếc xe để đi. Thấy vợ ỉ ôi phân tích cho con trai mãi nhưng nó vẫn không chịu nghe mà bắt bố mẹ phải đồng ý mua xe mới chịu đi học.
Nhìn chiếc xe của con mới đi được một năm chưa một lần phải sửa, máy móc còn tốt nguyên mà nó đòi mua cái mới. Có lẽ nó thấy bố mẹ có tiền nên đòi hỏi thay xe mới đổi mốt để bắt kịp thời đại đây mà. Nếu vợ chồng tôi chấp nhận mua xe cho con lần này thì không biết lần sau con sẽ đòi hỏi điều gì tiếp theo đây.
(Ảnh minh họa)
Không nói nhiều tôi dắt con ra xe ô tô, khi ra đến đường thì trời đang mưa tôi đẩy con xuống bắt nó chạy bộ. Lúc đầu nó không nghe tôi bảo: “Ngày xưa bố đi bộ 5km để đến trường, hôm nay bố cho con hai lựa chọn: một là chạy bộ tới trường hoặc là nghỉ học đi làm thợ phụ hồ. Con chọn cái nào thì tùy”.
Trước thái độ dứt khoát của tôi, con đành chọn phương án chạy bộ 3km dưới trời mưa tới trường, còn tôi thì ngồi trên ô tô theo dõi con.
Sau ngày hôm ấy con tôi bị một trận cảm lạnh nhưng thuốc vào là khỏi. Và từ đó nó rất sợ bố mẹ, không dám làm điều gì khi không được sự đồng ý của bố mẹ.
Nếu hôm ấy tôi làm không đủ mạnh không dứt khoát thì con sẽ biến thành đứa tham lam đua đòi thì sẽ bị mất con lúc nào không hay.
Kể lại với bạn bè về hành động dạy con của mình cho bạn bè nghe, ai cũng trách tôi là hơi nặng tay với con, nhưng tôi lại thấy đó là việc mà nhiều bố mẹ nên học để dạy những đứa trẻ bướng bỉnh.
Phải để cho con chịu một hình phạt gì đó thì nó mới hiểu được những việc làm của nó là sai trái. Còn nếu bạn cứ đồng ý với những yêu cầu của con thì lòng tham của con là vô đáy đến lúc nào đó bạn không thể đáp ứng được nhu cầu của con nữa là mất con.
Tôi tin sau này con trưởng thành nó sẽ cảm ơn bố về sự dứt khoát mạnh mẽ của bố đã từng làm với nó.
VA (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)