Thay đổi múi giờ
Khi bạn chuyển đến một múi giờ khác thì đồng hồ sinh học cũng như quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị thay đổi. Điều này dẫ đến gan hoạt động kém hơn bình thường và bạn nhanh chóng dễ say rượu dù không uống nhiều. Đừng lo lắng, hiện tượng này sẽ chấm dứt khi bạn đã quen với môi trường mới, thường chỉ sau một ngày.
Bị cảm lạnh
Cơ thể sẽ bị mất nước, không đủ chất lỏng để pha loãng rượu khi bị cảm lạnh hay các bệnh gây ra bởi virus. Điều này sẽ khiến nồng độ cồn trong máu tan nhanh. Thêm vào đó, rượu kết hợp với các loại thuốc cảm lạnh sẽ khiến bạn có cảm giác choáng váng.
Bỏ tập thể dục
Một phần cơ bắp và nước dự trữ sẽ bị mất đi khi bạn bỏ tập luyện thể dục. Lúc đó, nồng độ cồn trong máu tăng vọt do rượu không được pha loãng. Tình trạng này tương tự như khi bị cảm.
Giảm cân
Cân nặng giảm đồng nghĩa với nước trong cơ thể cũng giảm. Nếu mất đi 10% trọng lượng cơ thể, nam giới sẽ dễ say rượu dù uống ít. Rất đơn giản, hãy tưởng tượng cơ thể chúng ta như một cốc nước. Nếu bạn đổ cùng một lượng rượu vào một cốc nước 12 ml sẽ loãng hơn so với việc đổ cùng lượng rượu đó vào cốc nước 8 ml.
Quá 25 tuổi
Khi bước sang tuổi 25, bạn bắt đầu cảm thấy sức khỏe của mình không còn được như thời còn trẻ. Bộ não của thanh niên và người trưởng thành sẽ xử lý rượu khác so với những người ở độ tuổi 20. Vì vậy, với cùng một lượng rượu, người trẻ sẽ khó say hơn người già.
Ngủ không đủ giấc
Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hoạt động thần kinh sẽ bị trì trệ và bạn sẽ suy nghĩ, phản ứng chậm hơn bình thường. Và nếu bạn uống rượu khi cảm thấy mệt mỏi, bạn sẽ rất dễ say rượu.
Huyền Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)