Bạn phải hiểu bản thân đang có thế mạnh gì?
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề, đó là câu nói của ông cha để lại hiện tại vẫn còn giá trị. Nếu bạn biết làm nhiều nghề, mỗi thứ bạn chỉ hiểu được một chút chứ không đi sâu nghiên cứu cốt lõi bên trong thì bạn làm việc sẽ hời hợt không có sự đột phá.
Nếu bạn dành nhiều năm tâm huyết cho một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như về buôn bán bất động sản. Bạn sẽ hiểu sâu về nhu cầu, thị hiếu và tâm lý của khách hàng. Bạn sẽ biết được mảnh đất nào sẽ có giá trị hay thất thế trong tương lai để tiến hay lùi. Bạn sẽ biết được làm sao để miếng đất đó tạo thêm giá trị mà người khác không biết được. Bạn biết rất nhiều thứ về bất động sản và bạn dễ dàng kiếm tiền từ đó mà không lo bị thất nghiệp hay thiếu tiền.
Tại sao cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng hàng xóm rất đông khách còn bạn ế ẩm?
Nếu bạn muốn kinh doanh cùng một mặt hàng với hàng xóm thì bạn phải hơn người ta mọi mặt mới có cơ hội giành khách của họ. Chẳng hạn như món ăn ngon hơn, khẩu vị hợp với khách hàng, giá cả không đắt hơn cũng không được rẻ hơn, không gian phải sạch sẽ phục vụ tốt hơn. Và điểm quan trọng nữa là cách đón tiếp của chủ hàng phải khiến khách hàng cảm mến để họ quay lại nhiều lần nữa. Bạn hãy sử dụng chiến thuật quảng cáo rầm rộ để nhanh hút khách hàng và đừng để tuột mất khách. Luôn phải lấy chữ tín và trung thực làm mục tiêu phát triển cửa hàng.
Ảnh minh họa
Trước khi làm việc lớn bạn phải xách định được tương lai
Có rất nhiều bạn trẻ nghĩ là mình có tiền, am hiểu về một lĩnh vực liền mở ngay cửa hàng hay công ty mà không nghĩ đến tương lai sẽ thế nào? Bạn phải xác định được nhu cầu của khách hàng ở mức độ nào và có những công ty nào đang là đối thủ. Các đối thủ của bạn liệu có làm ăn tốt không? Bạn có điểm mạnh gì khác đối thủ để lôi kéo khách hàng tiềm năng?
Bạn phải xác định được những kế hoạch cho tương lai như thắng lợi thì phải làm gì tiếp hay thất bại thì sẽ phải làm sao? Lường trước được những hậu quả xấu để bạn có cách tránh né thế mới có thể mang lại thành công.
Việc làm ăn chung với bạn cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng
Vì tuổi trẻ bạn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sống hay chuyên môn nên cần phải chung vốn với người bạn khác mới có thể thành lập được công ty. Nhưng bạn phải hiểu là việc tìm người hợp với mình là rất quan trọng. Có những người tin tưởng bạn bè quá để rồi lúc khó khăn thì cùng nhau gánh vác nhưng khi có tiền rồi thì bạn phản mình lúc nào không hay.
Thế nên chuyện tiền bạc phải rõ ràng trong thu chi thế thì mới khiến chuyện hợp tác bền vững. Điểm quan trọng nữa bạn phải biết chọn người bạn tốt để hợp tác chứ không thể chọn liều được.
Ảnh minh họa
Cái duyên nghề nghiệp của mỗi người
Mỗi người có duyên với một nghề nghiệp, không phải bạn muốn là được. Chẳng hạn bạn có công việc ổn định, lương cao là ước mơ của rất nhiều người nhưng với bạn thì nhàm chán chỉ muốn thoát ra càng sớm càng tốt. Thế là bạn sẵn sàng bỏ công việc đó để ra làm kinh doanh, một việc mạo hiểm không ai muốn làm nhưng bạn lại thích thú.
Có bạn lại chỉ thích an phận, cả đời không dám thay đổi công việc, mỗi lần nghe đến cắt giảm nhân sự bạn rất lo lắng và sợ mất việc.
Nhưng có bạn một năm thay đổi 3 đến 4 công ty mà chẳng lo lắng gì cả, sẵn sàng chấp nhận công việc mới, đối mặt với những đồng nghiệp mới. Bạn cảm thấy ngột ngạt khó chịu khi làm lâu ở một chỗ, chỉ có sự tự do bạn mới có thể sáng tạo trong công việc.
Có những bạn không thích làm công ty, gò bó chỉ muốn được ra ngoài kinh doanh để không bị ai sai khiến và dễ dàng làm chủ.
Tất cả những điều trên đều nói nên cái duyên trong công việc. Để thành công trong công việc bạn phải hiểu mình hợp với công việc nào khi đó mới có thể dành thời gian đầu tư nghiên cứu sâu về một lĩnh vực. Từ đó kiếm tiền từ sự đam mê yêu thích sẵn có của bản thân.
Đừng đi sai đường để rồi chán nản mệt mỏi với công việc và chìm đắm trong những thất bại thì hỏng cả đời.
Để có thể thành công trong công việc
Bạn cần phải đọc nhiều sách hay báo mạng để hiểu về bản thân và công việc mình làm. Cần ra ngoài trải nghiệm để hiểu khó khăn mình đang và sẽ gặp phải. Sau mỗi khi thất bại cần ngồi lại ngẫm nghĩ tại sao mình thất bại để rút ra kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là không được nản chí, phải kiên trì với con đường đã vạch ra thì tương lai xán lạn mới đến với bạn. Thành công không bao giờ đến với con người lười biếng.
VA (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)