Mới đây tại Trung Quốc nổi lên một câu chuyện khiến chúng ta phải suy ngẫm. Xiao Liu là một nhân viên mới được nhận vào làm ở công ty lớn và rất bất ngờ khi anh được lãnh đạo cho đi cùng để tiếp khách quan trọng. Tuy nhiên, trong bữa ăn hôm đó chàng trai rất hiếm khi nói chuyện, tỏ ra không kết nối với đối tác. Cuối bữa ăn, Xiao lẳng lặng ra thanh toán hóa đơn mà không nói trước với sếp của mình. Sau khi biết được điều này, lãnh đạo công ty đã rất tức giận và sa thải chàng trai gần như ngay tức khắc.
Xiao Liu rất bối rối và không biết mình làm sai điều gì. Nhưng anh không biết rằng trên thực tế khi mới vào một công ty nào đó thì có một số quy tắc cần phải tuân thủ. Vậy những nguyên tắc đó là gì?
1. Khiến lãnh đạo mất mặt
Các nhà lãnh đạo thường có rất nhiều cuộc gặp với đối tác quan trọng. Khi dẫn một nhân viên mới đi dự những buổi tiếp khách như vậy nghĩa là sếp đã có ấn tượng tốt về anh ta. Tuy nhiên, cần phải biết rằng, đôi khi lãnh đạo công ty được mời bởi đối tác có việc gì đó cần nhờ vả.
Khi nhân viên mới thanh toán hóa đơn bữa ăn cho sếp nghĩa là vị trí lãnh đạo bị đảo lộn. Sếp của Xiao Liu khi đó sẽ bị đối tác cười nhạo vì để nhân viên mới trả tiền cho mình. Thậm chí khi đó sếp có thể mệt mỏi vì mất một hợp đồng quan trọng nào đó. Việc của nhân viên mới khi đi tiếp khách cùng lãnh đạo thực tế không phải là để trả tiền hộ.
2. Tùy tiện suy đoán tâm lý lãnh đạo
Người lãnh đạo thích hiểu tâm lý của bản thân và cả nhân viên. Tuy nhiên, anh ta lại không muốn cấp dưới đoán được những gì diễn ra trong tâm trí mình. Đặc biệt nếu nhân viên mới làm điều gì đó ngược với mong muốn của sếp thì thực sự là tai họa.
Nếu đi cùng sếp tiếp khách, và muốn trả tiền bữa ăn đó thì bạn cần hỏi trước. Hãy nêu vấn đề rằng: 'Sếp có muốn em thanh toán hóa đơn hôm nay không' và làm theo chỉ dẫn của lãnh đạo. Nếu ý kiến của sếp là chưa rõ ràng, hãy đợi đến khi có chỉ thị rõ ràng rồi mới thực hiện. Đừng tùy tiện đoán tâm lý của lãnh đạo để rồi chịu hậu quả nặng nề.
3. Không thực hiện đúng vai trò của bản thân
Khi cùng lãnh đạo đi tiếp khách, nhân viên mới có nhiệm vụ 'đứng đúng vị trí của mình', cư xử một cách lịch sự, tập trung giao tiếp với đối tác.
Xiao Liu có vẻ ngại ngùng trong lần đầu gặp đối tác khi không chịu giao tiếp. Đó là sai lầm của anh ta. Bởi nhân viên trong những bữa ăn như vậy thường là cầu nối của sếp và đối tác, giới thiệu tốt về công ty, đưa ra phương án hợp tác cụ thể... Xiu Liu đã thực hiện không đúng vai trò của bản thân và bị sa thải.
T.T (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)