Cảnh sát đụng độ người biểu tình
Cuộc biểu tình này diễn ra 1 ngày sau khi xảy ra thảm kịch ở thành phố Port Said diễn ra hôm 1/2 giữa các CĐV 2 đội Al Masry và Al Ahly khiến 74 người thiệt mạng và hơn 1000 bị thương.
Bức xúc trước việc cảnh sát nước này gần như bất lực để thảm kịch diễn ra, hàng ngàn người đã tổ chức biểu tình hô vang các khẩu hiệu chống lại Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang cầm quyền (SCAF) và cảnh sát của Ai Cập. Họ hướng đến trụ sở của Bộ nội vụ để làm cho ra nhẽ. Cảnh sát chống bạo động đã được huy động, lập hàng rào dây thép gai ngăn chặn những người biểu tình nhưng không thể ngăn cản được sự tức giận của đám đông.
Người biểu tình dỡ hàng rào dây thép gai trước cổng Bộ nội vụ
Căng thẳng được đẩy lên cao khi cảnh sát nước này đã dùng biện pháp mạnh xịt hơi cay vào đám đông khiến ít nhất 400 người bị thương. Hàng chục chiếc xe máy cũng như xe cứu thương đã phải làm việc hết mình để chở những người bị thương đến các cơ sở y tế. Phần lớn những người tham gia biểu tình là những thanh niên ở Thủ đô Cairo, trong số đó có rất nhiều những Ultras từng tham gia vào cuộc "cách mạng mùa Xuân" lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.
Ngọn lửa âm ỷ trong lòng Ai Cập
Trong một động thái nhằm doa xịu dư luận SCAF đã tuyên bố sẽ dành 3 ngày quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân xấu số. Trong khi đó Thủ tướng Kamal el Ganzouri đã cách chức Thị trưởng cũng như cảnh sát trưởng thành phố Port Said và Ban lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Ai Cập.
Tuy nhiên, việc này khó có thể xoa dịu được sự tức giận và có phần "hỗn loạn" của người dân. Mâu thuẫn càng lúc càng tăng mạnh giữa lực lượng chính trị lớn nhất của Ai Cập lúc này là nhóm Huynh đệ Hồi giáo, chiếm hơn 50% trong quốc hội và SCAF. Nhóm Huynh đệ Hồi giáo được cho là đã ủng hộ các phần tử kích động bạo lực bóng đá gây nên thảm cảnh trên.
Họ cũng cáo buộc lực lượng an ninh đã không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn thảm họa xảy ra khi có quá ít cảnh sát, đóng cửa sân vận động khi các CĐV tràn xuống sân khiến những người chạy trốn không có đường thoát, cắt đèn chiếu sáng khiến cảnh tượng trở nên hỗn loạn...
Nỗi đau mất người thân trong thảm kịch
Essam el Erial Chủ tịch Ủy ban ngoại gia của Quốc hội Ai Cập đã cáo buộc Bộ nội vụ và giới chức cảnh sát, mà đứng đằng sau là SCAF đã đồng lõa trong thảm kịch đẫm máu này như là một cái cớ để khôi phục lại việc thực thi pháp luật hà khắc như dưới thời Mubarak.
Như vậy, từ chỗ được xem là những người anh hùng hiện giờ SCAF đang bị chống đối và mất niềm tin từ nhiều phía mà thảm kịch bóng đá này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Không loại trừ khả năng sẽ có thêm một vụ binh biến tiếp theo.
Từ bỏ bóng đá
Trong một diễn biến mới nhất, đã có ít nhất 3 cầu thủ của Ai Cập khẳng định sẽ chia tay bóng đá vĩnh viễn sau khi chứng kiến tận mắt thảm kịch diễn ra. Hai trong số đó là những tuyển thủ quốc gia Ai Cập Mohamed Aboutrika và Mohamed Barakat. Một cầu thủ khác là Emed Moteab. Tất cả họ họ đều là cầu thủ của đội Al Ahly.
Aboutrikia tuyên bố giải nghệ
Không chỉ sốc trước cảnh tượng đỗ máu hãi hùng mà Aboutrika đã chỉ trích cảnh sát đã làm ngơ để cho thảm kịch xảy ra: "Họ đứng đó và không làm gì cứ như một cuộc chiến tranh vậy. Tôi sẽ không bao giờ thi đấu trở lại".
Không chỉ có 3 cầu thủ này mà HLV của Al Ahly Manuel Jose đã yêu cầu thanh lý hơp đồng để về nước. Chủ tịch và HLV của đối thủ Al Masry cũng đã thông báo từ chức còn Liên đoàn bóng đá Ai Cập đã thông báo hoãn mọi trận đấu diễn ra. Với tình hình bất ổn như hiện tại, xem ra bóng đá Ai Cập sẽ còn lâu mới trở lại bình thương
Infonet