AVG sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề bản quyền
V-League mà VFF đã gây ra.
Nếu giải đấu Ngoại hạng Super League có chất lượng thì hàng triệu, thậm chí nhiều triệu người sẽ có nhu cầu thưởng thức nó, khi đó những dịch vụ, gói cước đi kèm theo sẽ khiến cho lợi nhuận lúc đó không thể đếm xuể.
Khi giải đấu Ngoại hạng Super League mang lại lợi nhuận khổng lồ như thế thì những người đã đứng ra ký, cụ thể là VFF, bản hợp đồng này đã mang một cái tội quá lớn với các đội bóng, với người hâm mộ cả nước.
Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ đã từng phát biểu, phải tranh thủ lúc AVG còn "bần hàn" (nguyên văn lời ông Hỷ" để kí với họ. Thế nhưng, nhiều nhà Đài khi được hỏi đều cho biết sẵn sàng trả cao hơn con số 6 tỉ, lũy tiến 10% mỗi năm của AVG.
VFF đừng xem V-League là miếng bánh mốc vứt đi! Ảnh: VSI
Những năm qua, chất lượng của V-League là rất kém và khán giả đã quay lưng với bóng đá nước nhà? Nhưng lý do tại sao? Còn nhớ, những năm 1990, thời kỳ của Thể Công, Sông Lam Nghệ An, CA. TP HCM, CA. Hà Nội..., giải Vô địch Quốc gia (V-League chưa ra đời) đã chinh phục được hàng triệu khán giả. Nhà nhà xem bóng đá, người người xem bóng đá... 10 năm sau, chúng ta luôn tự hào V-League là giải đấu hấp dẫn nhất khu vực nhưng lượng khán giả đến sân vào loại... thấp nhất.
Phải chăng VFF cho rằng với một giải đấu xấu xí như V-League, 6 tỷ đồng mỗi năm AVG trả đã là cao? Nhưng VFF có biết rằng, chất lượng V-League đi xuống là do họ, hoặc do những tiêu cực phát sinh mà họ không kiểm soát nổi. Sự ra đời của VPF có thể nâng cao chất lượng giải đấu và kéo khán giả trở lại.
VFF đừng xem V-League là miếng bánh mốc vứt đi!
Bản hợp đồng có thời gian dài nhất trong lịch sử của bóng đá thế giới sẽ được các bên đưa ra thảo luận. Ngày hôm nay, VPF sẽ làm việc với AVG. Chúng ta hãy chờ xem!
Giaoducvietnam