Danh mục

Vovinam trên đường quốc tế hóa

Thứ ba, 02/08/2011 15:54

Hơn 300 võ sĩ từ 22 quốc gia, không phân biệt đẳng cấp, màu da đã góp mặt tranh tài tại giải vô địch thế giới Vovinam (Việt Võ Đạo) lần thứ 2 - 2011 vừa kết thúc tại TP HCM (từ 27-7 đến 31-7).

Đây chính là sự kiện thể thao trong nước đáng chú ý nhất trong tuần qua, đồng thời là một điểm nhấn quan trọng trên hành trình quốc tế hóa môn võ Việt Nam này.

Sao võ Việt Nam lại không thể?

Trước Vovinam, người yêu thể thao và võ thuật khắp thế giới đã được biết đến Judo và Taekwondo, 2 môn võ thể thao đã được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Olympic. Trước đó nữa, Boxing (nôm na là môn đấm bốc, sau này được người Anh cải tiến thành môn võ thể thao hiện đại với luật thi đấu quy củ nên gọi là quyền Anh), là môn võ đầu tiên trên thế giới được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội.

Một kĩ thuật cơ bản của môn Vovinam. Ảnh: Internet

Tại châu Á, cùng với niềm vinh dự từ Judo, người Nhật Bản còn đã và đang rất tích cực vận động, quảng bá để một môn võ rất nổi tiếng khác là Karatedo cũng sẽ đạt các "chuẩn" cần thiết để có mặt tại Olympic. Trong khi ấy, mặc dù đã phát triển rất sâu rộng, nhưng môn Wushu của người Trung Quốc vẫn mới chỉ dừng ở mức độ là một "công cụ" quảng bá hình ảnh văn hóa và võ học Trung Hoa trên toàn cầu chứ chưa được công nhận là môn thể thao xứng đáng được đưa vào chương trình của Olympic.

Xin được bắt đầu từ Boxing, môn võ chỉ sử dụng đòn thế của 2 nắm tay, được cho là đã xuất hiện ngay trong các kỳ Olympic cổ đại trước Công nguyên khoảng hơn 600 năm do các chiến binh Hy Lạp sáng tạo ra (!).

So với Boxing, con đường quốc tế hóa của các môn võ thuật khác gian nan hơn rất nhiều. Ví dụ như Wushu, có nguồn gốc từ 2 môn phái võ thuật lớn nhất của Trung Hoa trước đây là Thiếu Lâm (Shaolin) và Võ Đang (Wudang). Mặc dù có lịch sử hàng ngàn năm (các môn võ gốc truyền thống), nhưng mãi tới năm 1958, Wushu mới thật sự được hệ thống hóa thành một môn võ bài bản, có Liên đoàn quản lý và định hướng việc quảng bá trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bởi sự bảo thủ trong cách tân luật thi đấu cũng như sự cảm tính ảnh hưởng quá nhiều tới việc chấm điểm của các bài thi taolu (nội dung quyền), nên mặc dù đầy sức hấp dẫn và có tính nghệ thuật cao, được truyền bá rộng khắp bởi những người Hoa khắp thế giới, nhưng Wushu vẫn gặp phải muôn vàn khó khăn trên hành trình trở thành một môn võ thể thao.

Môn Judo (nhu đạo) của người Nhật Bản có tốc độ quốc tế hóa cao hơn rất nhiều nếu so với Wushu. Ngay từ khi được sáng lập bởi tổ sư Kano Jigoro vào năm 1882, Judo đã được định hướng là môn võ đề cao sự mềm mại, lấy nhu chế cương, trong đó đòn thế chủ yếu là các chiêu khóa, bẻ, nắm, quật, ném... khiến đối phương mất thăng bằng hoặc "mượn lực đả lực". Không phải tự nhiên mà ngay từ lần đầu tiên được biểu diễn tại Olympic năm 1932 tại Los Angeles (Mỹ) do đích thân tổ sư Kano cùng đoàn 200 môn đồ từ  Nhật Bản, Judo đã gây tiếng vang và có sức hấp dẫn bởi tính thể thao của nó. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với những nỗ lực phục hồi kinh tế, người Nhật đã xem Judo như một công cụ để truyền bá văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước mình. Tuy nhiên cũng phải 32 năm sau lần đầu biểu diễn tại Olympic, vào năm 1964, Judo mới trở thành môn thi đấu tại Thế vận hội sau khi hệ thống luật thi đấu đã hoàn chỉnh (Liên đoàn Judo thế giới thành lập từ năm 1951).

Ngày 11-4-1955, cái tên Taekwondo chính thức ra đời sau khi tổ sư Choi Hong Hi thống nhất các đạo quán và Liên đoàn Taekwondo Hàn Quốc chính thức ra đời. Kể từ đó tới nay, chính phủ Hàn Quốc đã mau chóng định hướng để Taekwondo phát huy tối đa vai trò quảng bá văn hóa và tinh thần của người Hàn ra thế giới. Có cả một chính sách "ngoại giao Taekwondo" sau này được thực thi, nhiều võ sư được cử đi khắp thế giới để giảng dạy, huấn luyện môn võ này (trong đó lần đầu tiên Taekwondo được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1962). Năm 1966, Liên đoàn Taekwondo quốc tế (ITF) được thành lập. Tuy nhiên, nhằm nâng cao khả năng quốc tế hóa của môn võ này, đặc biệt là thuận tiện cho việc cải tiến luật thi đấu, vào năm 1973, thêm Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) ra đời. Chính sự thiếu thống nhất giữa 2 tổ chức này mà trong một thời gian, sự phát triển của Taekwondo bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chính bởi chủ trưởng quốc tế hóa mạnh mẽ hơn nên cuối cùng thì WTF đã thắng thế. Tại Olympic Seoul năm 1988, Taekwondo được đưa vào biểu diễn và 12 năm sau trở thành môn thi đấu chính thức tại Thế vận hội (Sydney năm 2000).

Ngoài các môn trên, trên thế giới hiện có rất nhiều môn võ truyền thống đã được quốc tế hóa và có giải VĐTG uy tín như Karatedo (Nhật), Muay (Thái Lan), Pencak Silat (Indonesia). Còn võ Việt Nam thì sao?

Vận hội mới dành cho Vovinam

Ngay từ tên gọi đã phần nào cho thấy tinh thần yêu nước của sáng tổ Nguyễn Lộc, SN 1912. Mặt khác, theo những tài liệu để lại, tổ sư Nguyễn Lộc ngụ ý sau này Vovinam sẽ có tương lai trên trường quốc tế và chỉ cần đọc cái tên rất dễ nhớ ấy lên, là người ta có thể biết ngay gốc gác của môn phái. Sau ngày đất nước thống nhất, môn Vovinam đã theo chân những người con Việt Nam tỏa đi khắp thế giới, tới nay đã có mặt và phát triển tại hơn 40 quốc gia. Vovinam đặc biệt phát triển tại châu Âu, với nhiều võ đường tại Pháp, Ý, Nga..

Vovinam đầy hấp dẫn trong mắt bạn bè quốc tế. Ảnh: Internet

Cùng tới gian ấy, dưới sự lãnh đạo của võ sư chưởng môn Lê Sáng (một trong những học trò cưng của tổ sư Nguyễn Lộc), Vovinam liên tục được hệ thống hóa, ngày càng hoàn thiện hệ thống từ các kỹ thuật cơ bản cho tới bài đối luyện, các đòn thế tấn công, phòng thủ đặc dị của bản môn (tiêu biểu nhất là chiêu bay người dùng 2 chân kẹp cổ đối phương và quật ngã đối thủ bằng động tác vặn hông - thế võ này thậm chí đã được một số cao thủ võ thuật thế giới bắt chước, tập luyện và áp dụng vào phim ảnh), các bài quyền...

Với sự hấp dẫn rất riêng của Vovinam, nhận thấy cơ hội phát triển rất lớn của môn này, Ủy ban TDTT trước đây và Tổng cục TDTT sau này đã cùng phối hợp với Tổng hội Vovinam tiến hành các bước đi nhằm quảng bá mạnh mẽ hơn môn võ này, trước mặt tại khu vực và châu lục. Hàng loạt chuyến đi nhằm biểu diễn, tuyên truyền, quảng bá môn võ này đã được thực hiện trong các năm gần đây.

Năm 2008, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập và phát triển Vovinam, Liên đoàn Vovinam thế giới (tên đầu tiên là Liên đoàn Vovinam quốc tế) đã chính thức được thành lập và BCH ra mắt trọng thể tại TP HCM. Vài tháng sau đó, Liên đoàn Vovinam châu Á được thành lập sau kỳ đại hội ở Tehran (Iran). Tháng 10-2010, Liên đoàn Vovinam châu Âu ra mắt tại Paris (Pháp)...

Đoàn VN đã giành 20 HCV để đứng đầu giải VĐTG lần 2 vừa qua, đồng thời chúng ta cũng tràn đầy hy vọng sẽ dẫn đầu môn này tại SEA Games 26 vào tháng 11 tới (lần đầu tiên Vovinam được đưa vào thi đấu tại SEA Games), đấy là điều không có gì lạ. Nhưng bên cạnh đó, với những ai trăn trở về vận hội quốc tế hóa mạnh mẽ một môn võ của Việt Nam trên trường quốc tế thì những thành tích ấy trước mắt không thật quan trọng. Chúng ta cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao vẻ đẹp của Vovinam trong mắt bạn bè quốc tế, để tới một lúc nào đấy, hễ nhắc tới Vovinam là người ta biết đến Việt Nam, và ngược lại, nhắc tới thể thao Việt Nam là người ta có thể nhớ tới Vovinam như một món "đặc sản" như Taekwondo của người Hàn hay Judo của người Nhật vậy!

PL&XH

Tin được quan tâm

Tại sao hầu hết nhà ở Mỹ đều được xây bằng gỗ? Cuối cùng tôi đã hiểu sau khi đọc nó

Việc xây nhà rất đơn giản đối với chúng ta, và hầu hết đều sử dụng bê tông cốt thép làm vật liệu chính, vì...
Kiến thức 3 ngày, 4 giờ trước

Khi chiên trứng, đừng đổ dầu vào chảo trước. Cách làm mới của đầu bếp nhà hàng rất ngon, học sớm sẽ có lợi sớm

Nhiều người thích ăn trứng chiên. Một mặt, nó rất tiện lợi và có thể hoàn thành chỉ trong vài phút. Ngược lại, trứng chiên...
Địa chỉ ăn ngon 3 ngày, 5 giờ trước

Việt Nam sắp có thêm khu du lịch tâm linh vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng, nằm ở tỉnh thành nào?

Toàn bộ dự án Huyền tích Am Tiên sẽ được hoàn thiện trong khoảng thời gian từ năm 2027 - 2030 với số vốn đầu...
Tin trong ngày 3 ngày, 22 giờ trước

Từ nay tới 31/12: Trường hợp này bị xóa hộ khẩu thường trú, người dân nên biết kẻo thiệt thòi

Theo quy định, những trường hợp này bị xóa hộ khẩu thường trú, ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi.
Kiến thức 3 ngày, 24 giờ trước

Trong năm 2025, người đi xe máy phải đổi bằng lái theo mẫu mới nếu không sẽ bị phạt đến 6 triệu đồng, đúng không?

Nhiều thông tin cho rằng, người đi xe máy bắt buộc phải đổi bằng lái xe theo mẫu mới nếu không sẽ bị phạt đến...
Kiến thức 3 ngày, 20 giờ trước

Kể từ nay: Nhà nghỉ, khách sạn có được quyền giữ thẻ Căn cước, CCCD của khách lưu trú không?

Khi lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn, chúng ta thường nhận được yêu cầu cung cấp thông tin trên thẻ Căn cước, Căn cước...
Kiến thức 2 ngày, 6 giờ trước

Tin cùng mục

Phụ nữ thích ba kiểu đàn ông này, đặc biệt kiểu cuối cùng là phổ biến nhất

"Trong quang phổ tình yêu, mỗi kiểu đàn ông đều tỏa ra ánh sáng riêng biệt và thu hút sự chú ý của phụ nữ"....
Đàn ông yêu 2 ngày, 6 giờ trước

Phụ nữ có 'nhu cầu mạnh mẽ' nhất trong hai khoảng thời gian này. Đàn ông hãy chú ý nếu muốn cả hai cùng thỏa mãn

Đối với những người chồng yêu vợ và muốn cải thiện chất lượng đời sống tình dục, họ cũng phải hiểu được thời kỳ ham...
Đàn ông yêu 27.04.2025

Gọi nửa kia là 'vợ yêu' đã lỗi thời rồi! Hai cách xưng hô này hiện đang rất phổ biến, đảm bảo nàng nghe xong cười tít mắt cả ngày

Trong dòng chảy của tình yêu và hôn nhân, cách xưng hô giữa hai người giống như những làn sóng nhỏ, tưởng chừng không đáng...
Đàn ông yêu 27.04.2025

Lý do đàn ông không thể buông tay một người phụ nữ không phải vì cô ấy xinh đẹp, mà vì cô ấy có thể mang lại cho anh ta hai cảm giác này

Trong thời đại mà “ngoại hình lên ngôi”, người ta thường lầm tưởng rằng, thứ có thể khiến một người đàn ông say mê không...
Đàn ông yêu 22.04.2025

Từ xưa đến nay, lý do đàn ông bỏ rơi phụ nữ chỉ gói gọn trong một chữ, ít có ngoại lệ

Từ trước đến nay, chuyện đàn ông rời bỏ phụ nữ tưởng chừng có muôn vàn lý do, nhưng suy cho cùng chỉ gói gọn...
Đàn ông yêu 17.04.2025

Gọi vợ là 'vợ' đã lỗi thời rồi. Ba cách xưng hô này là phổ biến nhất hiện nay

Trong thế giới tình yêu, tên không chỉ là một mật mã đơn giản, nó giống như một chiếc chìa khóa ma thuật có thể...
Đàn ông yêu 15.04.2025

Tin mới cập nhật

Tin vui: Công chức có thể được làm việc từ xa khi chăm cha mẹ già, con nhỏ, được trả lương cho ngày phép không nghỉ

Nội dung này được nêu trong Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, do Bộ Nội vụ soạn thảo và dự kiến trình...
Kiến thức 29 phút trước

Gửi tiền tiết kiệm online tuyệt đối tránh làm việc này kẻo 'bay màu' tài sản

Gửi tiết kiệm online ngày càng được nhiều người lựa chọn vì mang lại các tiện ích. Tuy an toàn nhưng hình thức gửi tiết...
Kiến thức 30 phút trước

Chưa đầy 2 tháng tới, thị xã lâu đời nhất Việt Nam sẽ bị gạch tên vai trò khỏi bản đồ hành chính

Sau khi Việt Nam kết thúc hoàn toàn hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, thiết lập chính quyền địa phương 2 cấp,...
Kiến thức 30 phút trước

Sao nam từ chối cát sê quảng cáo 1 lần bằng thu nhập cả năm vì lí do không ai ngờ

Nghệ sĩ Tiết Cương kể không ít nhãn hàng mời anh đóng quảng cáo. Mỗi clip quay trong 2 giờ, thù lao được trả tương...
Chuyện làng sao 30 phút trước

Cha mẹ và con cái bất hòa với nhau chủ yếu vì 4 điều này. Đừng phản ứng quá chậm

Có một câu nói: “Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái trên con đường đời”. Nói cách khác, lời nói và hành...
Kiến thức 30 phút trước

Người dân cần chú ý: Những trường hợp sang tên Sổ đỏ bắt buộc phải đo đạc lại đất

Theo như quy định sẽ có một số trường hợp phải đo đạc lại khi sang tên sổ đỏ.
Kiến thức 1 giờ, 1 phút trước

Năm 2025, dù không có tên trong di chúc nhưng người này vẫn được hưởng thừa kế, đó là ai?

Theo quy định, những trường hợp dưới đây, nếu người để lại di sản không cho họ thừa kế thì luật pháp vẫn bảo vệ...
Kiến thức 1 giờ, 1 phút trước

Thẻ bảo hiểm y tế giấy cũ sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/5, người dân cần làm gì để khám chữa bệnh?

Từ ngày 1/6 tới đây, người dân cần chuyển sang sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, VNeID khi đi khám...
Kiến thức 1 giờ, 1 phút trước

MC Mai Ngọc đưa ra quy tắc chăm con mà ai cũng không được làm trái

Mai Ngọc liên tục cập nhật hành trình làm mẹ lần đầu tiên ở tuổi 35.
Chuyện làng sao 1 giờ, 2 phút trước

Choáng với số vàng cưới Võ Hạ Trâm được mẹ chồng Ấn Độ tặng, nay 'chốt lời' chóng mặt

Không chỉ ghi điểm bởi giọng hát truyền cảm và hình ảnh chỉn chu, Võ Hạ Trâm còn gây chú ý bởi cuộc sống hôn...
Chuyện làng sao 1 giờ, 2 phút trước