1. NBA Draft là gì?
Không giống như bóng đá ở Châu Âu, nơi các đội bóng lớn có thể dùng tiềm lực kinh tế mua những ngôi sao triển vọng khiến cho các đội mạnh lại càng mạnh hơn, tại các giải thể thao lớn ở Mỹ, mà tiêu biểu là NBA, BTC dùng một hệ thống có phần công bằng hơn để các đội bóng yếu có cơ hội sở hữu được những cầu thủ nhiều triển vọng về với đội mình, hệ thống đó được gọi là NBA Draft.
NBA Draft chính là cơ hội để các cầu thủ trẻ sẽ thể hiện hết kỹ năng của mình, là bước đệm hay như đúng nghĩa của nó là "bản nháp" làm tiền đề cho sự nghiệp sau này ở NBA.
Vòng quay sổ số (NBA Draft Lottery)
NBA Draft Lottery là một sự kiện thường niên được NBA tổ chức nhằm chọn ra những cầu thủ cho các đội không được thi đấu play-offs (hay những đội muốn tìm kiếm cầu thủ thông qua hoạt động mua bán), tham gia vòng quay sổ số để lựa chọn những cầu thủ trẻ triển vọng, bao gồm các cầu thủ từ trường đại học ở Mỹ hay từ nước ngoài. 14 quả bóng được đánh số từ 1-14 được đặt trong máy quay và 4 quả bóng bất kỳ được chọn từ số đó sẽ xác định 3 đội bóng được chọn đầu tiên.
Sau khi 3 quả bóng thứ nhất, nhì và ba được xác định, quả bóng đánh số thứ tư đến 14 sẽ được gán cho các đội dựa trên thành tích yếu kém.
Quy trình tuyển chọn
Tới ngày NBA Draft, lần lượt các đội sẽ chọn cầu thủ mới về đội hình thi đấu, và tất nhiên những CLB nào chọn trước sẽ được những cầu thủ đỉnh nhất. Được hoàn thiện dần theo thời gian, hiện nay NBA Draft gồm 2 vòng, thứ tự mỗi vòng được quyết định dựa trên kết quả thi đấu của các đội mùa bóng trước. Cụ thể như sau:
- 16 đội bóng được tham gia vòng play-off dựa trên thành tích của mình mà cụ thể là đội nào có thành tích tốt nhất sẽ được chọn ở vị trí cuối cùng ở mỗi vòng.
- 14 đội bóng còn lại sẽ được tham gia vào một vòng gọi là “Draft lottery” –“quay sổ số” - trong đó đội bóng có thành tích kém nhất mùa giải trước sẽ có 25% để đạt được vị trí thứ nhất, tỷ lệ đó giảm dần cho tới vị trí thứ 14.
Những năm trở về trước những người được lựa chọn ở những vị trí lottery hầu hết là những người đang học trong các trường đại học ở Mỹ. Nhưng kể từ sự thành công của Kevin Garnett, được chọn ở vị trí thứ 5 năm 1995, người được Minnesota Timberwolves lựa chọn khi mới chỉ vừa học hết cấp 3 đã làm cho phong trào lựa chọn những người vừa tốt nghiệp cấp 3 trở nên phổ biến.
Tuy vậy những thành công của Kobe Bryant, Tracy McGrady, LeBron James hay Dwight Howard chỉ là những trường hợp thiểu số.
Rất nhiều những cậu bé mới chỉ 18 tuổi bước vào thế giới của người lớn và đã không thể trụ lại được đã khiến NBA quyết định đưa ra luật lệ mới là kể từ mùa giải năm 2006 các cầu thủ muốn tham gia NBA Draft bắt buộc phải từ 19 tuổi trở lên cũng như những người nào muốn tham gia phải đợi 1 năm sau khi tốt nghiệp cấp 3.
Điều này sẽ làm cho kỷ lục người trẻ tuổi nhất thi đấu ở NBA của Andrew Bynum (Los Angeles Lakers) – thi đấu từ năm 2005 khi mới 17 tuổi - sẽ còn đứng vững trong một thời gian dài.
Từ trước đến giờ thì việc lựa chọn cầu thủ mới luôn được các đội bóng cũng như fan hâm mộ quan tâm kỹ càng do tầm quan trọng của nó là vô cùng lớn. Được chọn ở vị trí nào, sử dụng quyền của mình ra sao, điều đó có thể làm thay đổi số phận của không những đội bóng mà còn cả cục diện NBA trong rất nhiều năm.
Chỉ cần một chút may mắn khi tung đồng xu Lakers đã có được huyền thoại Magic Johnson, cũng với một chút may mắn San Antonio Spurs đã có được Tim Duncan ở vị trí thứ nhất trước mũi Boston Celtics hay như Lakers một lần nữa nhanh tay dùng Vlade Divac đổi được người hùng Kobe Bryant ở vị trí thứ 13 đã trở thành một trong những thương vụ có lợi nhất trong lịch sử NBA.
Trong khi đó việc Portland Trail Blazer không chọn Michael Jordan năm 1984 ở vị trí thứ 2 có lẽ vẫn còn là sự nuối tiếc theo các cổ động viên Portland đến tận bây giờ.
Một ví dụ về sự lựa chọn “sai lầm” nữa như việc lựa chọn Kwame Brown ở vị trí thứ nhất đã làm cổ động viên của Washington Wizards không hài lòng với Michael Jordan do đấy chính là sự lựa chọn của Jordan, hay ta hãy tưởng tượng một Detroit Piston với Dwyane Wade, Carmelo Anthony hay Chris Bosh mà không phải là Darko Milicic sẽ là một đội bóng ra sao.
Trong tất cả các năm thì có 3 năm là được cho là nổi bật nhất với rất nhiều các tài năng mà sau này trở thành những huyền thoại đó là các năm 1984, 1996 và 2003.
- Năm 1984 đó là Hakeem Olajuwon, Micheal Jordan, Charles Barkley hay John Stockton.
- Năm 1996 đó là Allen Iverson, Kobe Bryant, Ray Allen hay Steve Nash.
- Năm 2003 với những LeBron James, Dwyane Wade, Carmelo Anthony và Chris Bosh cũng vẫn thường xuyên được so sánh với hai năm kể trên.
Tuyển chọn toàn cầu
NBA Draft thu hút chủ yếu các cầu thủ từ các trường đại học, cao đẳng kể từ khi ra đời vào năm 1950. Nhưng trong vài năm trở lại có khá nhiều cầu thủ cấp 3 gây ấn tượng mạnh tiêu biểu như Amar'e Stoudemire, LeBron James, Dwight Howard, Kevin Garnett, Kobe Bryant và Kwame Brown (cầu thủ cấp 3 đầu tiên nắm giữ vị trí số 1). Tuy nhiên, bởi vì yêu cầu về độ tuổi mới vào năm 2005, những cầu thủ đang học cấp 3 không còn đủ tư cách tham gia.
Những ngôi sao như LeBron James hay Kobe Bryant được chọn ngay khi học xong cấp 3. Ảnh: Getty.
Khi Draft mới bắt đầu, những cầu thủ nước ngoài không được tuyển chọn. Theo thời gian, mọi thứ dần thay đổi và họ được lựa chọn. Cầu thủ quốc tế đầu tiên được chọn trong quy trình NBA Draft là Bahamian Mychal Thompson vào 1978. Tuy nhiên, việc Thompson được lựa chọn không phản ánh trung thực tính toàn cầu khi anh này đã trải qua thời thơ ấu ở Florida, và đã chơi cho đội bóng rổ cao đẳng tại Minnesota. Một trong những cầu thủ nước ngoài đầu tiên được chọn để chơi ở NBA là Manute Bol từ Sudan vào năm 1983 tại vòng thứ 5 bởi San Diego Clippers. Nhưng sau đó NBA cho rằng việc chọn Bol không hợp lệ. Hai năm sau, Bol thi lại và được tuyển chọn tại vòng hai. Mặc dù sự nghiệp của Bol không quá xuất sắc nhưng anh nổi tiếng là một trong những cầu thủ bóng rổ cao nhất (anh cao gần 2m3). Hai năm tiếp theo, có thêm 2 cầu thủ ngoài nước Mỹ được chọn: Hakeem Olajuwon (người Nigieria) vào năm 1984 và Patrick Ewing (một người Mỹ sinh tại Jamaica) vào năm 1985. Tuy nhiên, giống như Thompson trước đó, cả hai từng chơi bóng rổ ở trường đại học tại Mỹ - Olajuwon tại Houston và Ewing tại Georgetown
Vào mùa tuyển chọn năm 1997, số lượng cầu thủ người nước ngoài tăng lên đột biến. Mục tiêu săn đuổi hàng đầu, Tim Duncan, trở thành cầu thủ quốc tế thứ 3 được chọn đầu tiên chung cuộc. Thực ra nói Duncan là cầu thủ quốc tế chỉ đúng về mặt ngữ nghĩa bởi anh có gốc gác ở đảo Virgin thuộc Mỹ và cũng từng chơi cho đội bóng rổ đại học tại Wake Forest. Ngoài Duncan, còn có 12 cầu thủ nước ngoài khác được chọn ở vòng tuyển chọn thứ hai. Mùa tuyển chọn năm 1998 tiếp tục chứng kiến cầu thủ nước ngoài được chọn đầu tiên đó là Michael Olowokandi người Nigieria, nhưng anh này cũng từng chơi bóng tại Pacific. Vào năm 2001, cầu thủ quốc tế được đánh giá cao nhất, Paul Gasol được chọn thứ 3 bởi CLB Atlanta Hawks. Tất cả thay đổi ở mùa giải tiếp theo khi Yao Ming trở thành cầu thủ quốc tế đầu tiên không dính dáng chút nào đến đội đại học ở Mỹ được lựa chọn đầu tiên. Tổng cộng, năm 2002 có tất cả 17 cầu thủ nước ngoài được chọn và chỉ có 3 cầu thủ đã từng có kinh nghiệm chơi ở trường đại học của Mỹ.
2. NBA Draft: Những luật cơ bản
Luật NBA Draft tương đối phức tạp đối với những người mới làm quen với bóng rổ. Chúng tôi có thể tóm tắt lại như sau:
- Các cầu thủ trẻ tham dự NCAA, D-League, hay các cầu thủ từ ngoài Bắc Mỹ sẽ tham gia đăng kí với NBA League bằng cách nộp hồ sơ lên Liên đoàn. Liên đoàn sẽ dựa vào những phân tích riêng qua việc xem xét những trận đấu và xếp hạng cho khoảng trên 60 cầu thủ theo thứ tự từ thấp đến cao. Xếp hạng này là khá công bằng nhưng cũng có tính tương đối. Các cầu thủ được Liên đoàn chấp thuận hồ sơ sẽ tham gia một khoá huấn luyện do NBA tổ chức nhằm nâng cao kĩ năng của mình hơn- khoá huấn luyện này cũng sẽ giúp NBA đánh giá thêm lần nữa những xếp hạng của mình.
- Sau mỗi một mùa giải, 14 đội bóng không được lọt vào vòng Playoff sẽ căn cứ vào thành tích xếp hạng và tham gia vào vòng quay Draft Lottery.
- Đội bóng nào xếp ở các thứ hạng gần với vị trí Playoff hơn (thứ 9 hoặc thứ 10 của miền) sẽ là đội bóng nằm ở thứ tự Draft sau cùng.
- Đội bóng nào xếp ở những vị trí “đáy” bảng xếp hạng sẽ có nhiều cơ hội để xếp được những vị trí cao tại Draft Lottery - đồng nghĩa là có nhiều cơ hội để lấy được những cầu thủ có chất lượng - theo tiêu chí xếp hạng của Liên đoàn. Vị trí số 1 NBA Draft Pick năm 2008 thuộc về Chicago Bulls và họ đã lấy được Derrick Rose thi đấu cực kì hiệu quả. Vị trí số 1 năm nay tại NBA Draft thuộc về Cleveland Cavaliers.
- Tại kì NBA Draft, 14 đội bóng không có mặt tại Playoff của mùa giải trước sẽ là những đội bóng tham gia Draft đầu tiên. 16 đội bóng tham gia Playoff sẽ tham gia sau đó (giới truyền thông thì thường chú ý tới 14 cầu thủ đầu tiên được Draft hơn). Có 2 vòng tuyển chọn - tức là mỗi đội sẽ có 2 quyền được chọn tân binh.
- Các đội bóng có quyền chuyển nhượng tân binh cho nhau trong khoảng 3 ngày kể từ khi lấy được tân binh của mình. Tại NBA Draft năm 2008, Minesota Timberwolves và Memphis Grizzlies đã đổi chỗ Kevin Love và O.J. Mayo cho nhau ngay sau khi buổi Draft kết thúc.
- Trong khoảng thời gian chuyển nhượng của mùa giải trước, các đội bóng có quyền được đổi Draft cho nhau cũng như đổi Draft của mình để lấy cầu thủ. Đây thường là cách những đội bóng nhỏ hạn chế rủi ro: Ví dụ như Memphis Grizzlies - một đội không lọt được vào Playoff, đã sử dụng quyền Draft vòng 2 của họ để lấy về trung phong Chris Mihm của Lakers. Trong trường hợp này, đội bóng được Draft vòng 2 ở vị trí của Memphis sẽ là Lakers.
- Sau kì Draft, các cầu thủ tân binh sẽ tham gia một khoá huấn luyện nữa, với đội bóng của họ nhằm tăng thêm khả năng hoà nhập và thích nghi với môi trường mới.
Tinthethao