Recap: DAL 105-MIA 95 (4-2)
Chiến thắng xứng đáng cho những kẻ biết chờ đợi
Dirk-anh đã thành công sau 13 mùa giải chờ đợi. Còn Lebron, vinh quang sẽ còn chạy trốn anh thêm ít nhất là 1 mùa nữa.
Chúng ta hãy trở lại trước trận đấu 1 ngày. Các cầu thủ Mavs bay tới Miami vào sáng thứ Bảy (giờ Mỹ), họ cười đùa khá thoải mái trên sân tập, tiếp xúc với báo chí vui vẻ. Còn Heat, họ trở về nhà trước đó 2 ngày, nhưng âm thầm tập luyện và đóng cửa với báo chí. Heat đang căng thẳng và Mavs đang thoải mái?
Gừng càng già càng cay…
Heat hiểu tình thế của họ lúc này là bắt buộc phải thắng cả 2 trận tới, khi mà lợi thế sân nhà đã trở thành điều gì đó xa xỉ ở NBA Finals năm nay. Họ khởi đầu trận đấu khá tốt, dẫn trước đối thủ có khi tới 9 điểm, Dirk thì bị tâm lý khi có 2 hiệp đầu quá tệ hại với 1/12 cú dứt điểm thành công, ghi … 3 điểm. Đội chủ nhà có cớ để tự tin, khi mà Lebron có 1 màn dạo đầu rất ấn tượng với hàng loạt điểm số. Tuy vậy thì đội áo xanh vẫn là kẻ dẫn trước nhờ công lớn của lão tướng Jason Terry- người đã đáp lại những lời chỉ trích của Dirk- với19 điểm và 7 cú dứt điểm thành công liên tiếp
Kịch bản của series trở nên rõ ràng hơn ở hiệp 3, khi Mario Chalmers bắt đầu bị tâm lý khi JJ Barea biến anh thành 1 gã hề. Đó cũng là tâm trạng chung của cả đội, họ liên tục bị căng cứng trong những pha phối hợp, chúng rất loằng ngoằng và thường là hỏng ăn. Bên cạnh đó là tỉ lệ ném phạt tồi chưa từng thấy với hơn 1/3 cú dứt điểm trượt. Hàng công đã vậy, hàng thủ lại trở nên mong manh khi trong tay Mavs sử dụng những anh chàng nhanh như chuột (Barea), những chàng rebound khỏe (Chandler, Marion) hay những sát thủ đã trở lại (Kidd, Nowitzki). Thậm chí ngay 1 cầu thủ khá vô danh như Mahinmi còn có những pha dứt điểm nhẹ nhàng ở giây cuối hiệp 3, nâng tỉ số lên 81-72 cho Mavs. Chỉ cần cẩn thận 1 chút ở hiệp 4, chức vô địch sẽ thuộc về họ.
Khoảng khắc vinh quang
Mavs bắt đầu chơi không tập trung ở đầu hiệp 4, khi Heat rút ngắn khoảng cách xuống còn 4 điểm. Nhưng rồi ngay lập tức, khoảng cách lại là 7 với cú 3 điểm rất bình tĩnh của Barea. Và từ đó trở đi, Heat không thể theo kịp đội khách nữa…
Chúng ta đã nói nhiều về Mavs, còn Heat thì sao? Big 3 vẫn là trụ cột, nhưng họ lại thi đấu không tốt trong những lúc cân não. 1 Wade bình tĩnh đã nổi nóng và mất bóng nhiều tình huống rất khó hiểu. 1 Bosh chìm nghỉm ở hàng trong với sự chăm sóc đặc biệt của Cardinal và Chandler, 1 Lebron xịt với chỉ 5 điểm ở hiệp 4. Các cầu thủ còn lại phòng thủ hời hợt, ném phạt tồi. Và kết quả cuối cùng 105-95 cho Mavs khiến không ai bất ngờ. Chiến thắng với tổng tỉ số 4-2, Mavericks trở thành Ông Vua của Thế giới mùa giải 2010-2011 và Finals MVP ngọt ngào dành cho siêu sao Dirk Nowitzki.
Họ đã nói:
Phút trầm tư của MVP
Dirk Nowitzki: “Tôi không thể tin được. Chúng tôi đã làm việc rất cật lực và đội bóng đã đạt được đến 1 bước tiến dài.”- anh có 21 điểm và 11 rebound trong trận này, 26 PPG và 9.7 RPG trong loạt Finals.
Terry- xuất sắc nhất game 6: “Tối nay- chúng tôi đã có được thành quả.”
Erik Spoelstra: “Mọi thứ đến quá nhanh. Bạn không sẵn sàng để chuẩn bị đón nhận thực tế đó. Không 1 đội bóng nào xứng đáng hơn Dallas.”
Lebron: không phát biểu
Dan Gilbert- GM Cavs: “Mavs không bao giờ dừng lại và họ đã có nhẫn. Có 1 bài học cho tất cả: Chẳng có sự nhảy vọt nào hết”
Rick Carlisle: “Chúng tôi là 1 đội bóng. Dù tuổi đời khá cao, không chạy nhanh nữa và cũng không nhảy cao nữa. Nhưng các cầu thủ có được sự tin tưởng lẫn nhau. Chúng tôi chơi tự tin, tin vào nhau. Đó là điều bạn nên nhớ với Dallas. Tôi rất hạnh phúc, và cũng mừng cho Dirk nữa.”
Wade: “Chúng tôi đã cảm nhận được thất bại. Và sẽ còn thấm thía hơn vào ngày mai”
Bosh: “Tất cả những gì mà tôi sẽ nói với những đứa con mình là họ xứng đáng. Họ kiểm soát được mọi thứ, họ chơi tốt hơn chúng tôi. Và cả đội sẽ phải hiểu điều này để tiến bước.”
Sự khiêm tốn của J-Kidd
Kidd-người đã 2 lần về nhì: “Tôi sẽ không thể quên được giây phút này. Cuối cùng thì tôi cũng đã cùng những đồng đội có được chức vô địch. Tối nay họ đã chơi tốt. Tôi đã từng chạm vào ngưỡng cửa 2 lần nhưng thật may mắn là ở lần thứ 3 này số phận đã mỉm cười”
Tyson Chandler: “Chúng tôi chẳng ai có nhẫn trước kia cả. Và cả đội tiến vào Finals với quyết tâm cao nhất.”
Những con số biết nói
Lebron có truyền thống xịt tại thời điểm quan trọng. Anh mới chỉ có 5 điểm trong 5 phút cuối trong 6 trận Finals vừa qua. Con số này của Dirk là… 32.
Heat chỉ có 4/25 cú dứt điểm thành công ở khoảng cách trung bình (trên 3m) tại hiệp 4 ở NBA Finals năm nay.. Với big3, họ có 4/17 cú dứt điểm thành công
Tại sao???
Trong 6 phút mà Lebron rời sân, Heat có 21 điểm còn Mavs chỉ ghi 14 điểm, khi James vào sân, Heat ngay lập tức thua kém Mavs tới 24 điểm. Đó phải chăng là 1 nguyên nhân thất bại?
Jason Terry bước vào game 5 với hiệu suất dứt điểm dưới 40%. Trong 2 game 5 và 6, anh có hiệu suất trên 55%, bao gồm 7 cú ném thành công liên tiếp ở game 6- chuỗi dứt điểm thành công dài nhất NBA Finals 2011
Trước khi Cuban mua lại đội vào năm 2000, Mavs mới chỉ có 6 mùa Playoff trong 19 năm thành lập, với 4 series giành chiến thắng và chưa lọt vào NBA Finals lần nào. Sau 11 năm, Mavs đã có 2 lần lọt vào Finals, 11 mùa liên tiếp có mặt ở Playoff- chuỗi có Playoff dài nhất sau Spurs. Và giờ thì họ đã vô địch được lần đầu tiên.
Mavs có 43 điểm từ ghế dự bị trong game 6. Trong cả mùa giải, khi băng ghế dự bị ghi trên 40 điểm, Mavs chỉ 9/45 lần nhận thất bại.
Haizzz…
LeBron James có 26.7 ppg ở mùa giải chính thức, con số này ở giai đoạn Playoff là 17.8. Khoảng cách tới 8.9 ppg là khoảng cách xa nhất mà 1 cầu thủ có được trong lịch sử NBA Finals
Heat bỏ lỡ tới 13 cú ném phạt trong trận này. Đây là con số kỉ lục tại NBA Finals trong 15 năm qua
Mavs là đội có chuỗi trận thắng dài nhất ở Playoff này với 7 trận liên tiếp.
Rick Carlisle đang có thành tích 11 thắng 3 thua ở NBA Finals. Tỉ lệ thắng/thua này cao số 1 NBA, trên cả những huyền thoại như Tom Heinshon, Gregg Popovich hay Phil Jackson. Ông là người thứ 10 đã đoạt chức vô địch ở cả cương vị HLV lẫn cầu thủ.
Từ khi Mark Cuban làm chủ tịch Dallas vào ngày 4/1/2000, mới chỉ có Spurs là có tỉ lệ thắng/thua cao hơn Mavericks (bao gồm cả Playoff)
Cho lần đầu được đứng trên tất cả
Dirk Nowitzki có 22792 điểm trong sự nghiệp. Đây là số điểm cao thứ 4 mà 1 cầu thủ đã ghi để có được chức vô địch đầu tiên, xếp sau Oscar Robertson (23578), Wilt Chamberlain (23442) và Jerry West (22988)
Jason Terry có 16 điểm với 7/25 cú dứt điểm thành công ở game 6-NBA Finals 2006. Hôm nay, cũng ở game 6-anh có 27 điểm sau 19 cú dứt điểm. Đó là khác biệt lớn nhất của cầu thủ số 31.
Dirk Nowitzki là cầu thủ không sinh ra ở lãnh thổ Mỹ thứ 4 đoạt NBA Finals MVP. 3 người trước là Tim Duncan, Tony Parker và Hakeem Olajuwon.
Món nợ 2006 đã được trả
Dirk Nowitzki ghi được 62 điểm ở hiệp 4 của 6 trận Finals. Con số này cũng bằng với LeBron James và Dwyane Wade cộng lại
Đây là lần đầu tiên đội có 1 Allstar thắng đội có 3 Allstar trong lịch sử, lần thứ 2/13 lần đội thua ở game 3 khi tỉ số là 1-1 của 1 series 2-3-2 dành được chiến thắng cuối cùng.
Tinbongro