Điều đó cũng có vẻ đúng trong bóng đá khi nhiều ngôi sao sau khi đã “thỏa chí tang bồng” ở những CLB danh tiếng đã trở về với nơi đầu tiên họ ra đi, trở về với “mối tình đầu”. Có người trở về chỉ để “dưỡng già”-khi những gì còn lại chỉ là “tên tuổi”, nhưng cũng có những người trở về bằng khát khao công hiến thật sự, họ vẫn chứng tỏ được giá trị của mình và chúng ta có thể kể ra đây một cái tên tiêu biểu: Andiry Shevchenko.
Shevchenko sinh ngày 29-9-1976 và là ngôi sao cùng thời với những danh thủ như Raul Gonzalez, Thierry Henry, Ronaldo( Ro “béo”),… Chắc hẳn sẽ không ít người ngạc nhiên khi biết môn thể thao đầu tiên mà Shevchenko theo đuổi không phải bóng đá mà là quyền anh, ngôi sao người Ukraina từng là một “tay đấm” nhí trước khi chuyển sang chơi bóng dá do cảm thấy thể hình không phù hợp. Khả năng chơi bóng của Shevchenko được phát hiện bởi ban lãnh đạo CLB Dynamo Kiev trong thời gian anh chơi bóng tại một giải thiếu niên ở địa phương. Và đây cũng chính là “mối tình đầu” của Shevchenko với môn thể thao vua, nơi “ươm trồng nuôi dưỡng” và làm nên tên tuổi một trong những tiền đạo xuất sắc nhất thế giới sau này.
Tại Dynamo Kiev, dù còn rất trẻ nhưng Sheva đã gặt hái được khá nhiều thành công và giúp đội bóng này trở thành một thế lực thật sự ở giải vô địch Ukraina với nhiều năm vô địch liên tiếp. Khi nhìn Sheva thi đấu người ta có thể nhận thấy mọi yếu tố hội tụ để trở thành một chân sút hàng đầu: tốc độ chóng mặt, khả năng dứt điểm da đạng cùng kỹ thuật điêu luyện và một bản năng sát thủ tuyệt vời. Không chỉ thành công ở CLB, Shevchenko còn nhanh chóng thể hiện được tài năng cũng như tầm ảnh hưởng của mình ở mình ở ĐT quốc gia Ukraina.
AC Milan có thể đã từng đem lại cho Sheva tất cả… Ảnh: Internet. |
Shevchenko càng thể hiện được bản năng sát thủ bao nhiêu thì Dynamo Kiev càng cảm thấy lo lắng bấy nhiêu bởi họ hiểu “anh hùng phải có đất dụng võ” mà CLB của thủ đô Kiev thì đang dần trở nên quá nhỏ bé so với tài năng của Sheva. Anh nhanh chóng trở thành mục tiêu săn đuổi hành đầu châu Âu, nhất là sau hattrick mà chân sút người Ukraina ghi được vào lưới “gã khổng lồ xứ Catalan” tại cúp C1 (tên gọi cũ của Champions League) mùa giải 1997- 1998. Và rồi điều gì đến cũng phải đến khi chỉ một năm sau Sheva rời bỏ “mối tình đầu” để tìm đến với những thử thách, những vinh quang mới trong màu áo AC Milan bằng một bản hợp đồng kỷ lục trị giá 25 triệu đôla.
Có thể nói nếu Dynamo Kiev là nơi “ươm trồng” thì AC Milan chính là CLB đã đưa tên tuổi của Shevchenko lên một tầm cao mới. “Mối tình thứ hai” cũng đã sớm “đơm hoa kết trái” và đem lại cho Sheva “quả ngọt” khi ngay ở mùa giải đầu tiên “kết duyên” anh đã cùng CLB chủ sân San Siro giành chức vô địch Serie A, cá nhân đoạt danh hiệu vua phá lưới. Shevchanko nhanh chóng trở thành biểu tượng của Milan, một nỗi khiếp sợ của mọi đội bóng ở châu Âu. Và có thể nói bảy mùa bóng gắn bó ở Milan là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc với Sheva, tại đây anh đã có tất cả: bàn thắng, danh hiệu, vinh quang, sự yêu mến của các fans hâm mộ cùng cả những kỷ niệm ngọt ngào.
Những tưởng sự nghiệp của Shevchenko sẽ mãi là một màu hồng thì tất cả bỗng “chuyển màu” khi Shevchenko rời bỏ thành Milan để chuyển đến chơi cho Chelsea vào mùa hè 2005 cũng bằng một số tiền chuyển nhượng kỷ lục trong lịch sử CLB thành London. Các fans hâm mộ CLB đội bóng chủ sân Stamford Bridge đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào Shevchenko, vào những điều thần kỳ mà anh từng làm được như tại Dynamo Kiev và AC Milan nhưng chính những sự kỳ vọng ấy đã trở thành sức ép cùng với sự thích nghi không tốt ở một môi trường bóng đá hoàn toàn mới đã làm mất đi bản năng “sát thủ” của anh. Sheva vẫn ghi bàn nhưng không còn thường xuyên và số bàn thắng vốn không được nhiều nhặn gì ấy cũng ngày một ít đi. Và nếu như Dynamo là nơi “khởi nguồn”, Milan là nơi “nâng tầm” thì Chelsea là nơi lấy mất đi những “giá trị” mà Shevchenko đã đạt được, tất cả chỉ còn lại những sự thất vọng- cho chính anh, chính người hâm mộ.
Sự thất vọng của cả đôi bên tất yếu sẽ đến một cuộc “ly dị” và rồi Shevchenko đã chọn giải pháp trở lại với “người tình cũ thành Milan” theo một bản hợp đồng cho mượn ở mùa giải 2008 nhằm tìm lại hồi ức đẹp đẽ ngày nào. Nhưng sự trở lại này cũng không còn được như xưa, Sheva nhanh chóng bị đẩy lại Chelsea vào cuối mùa giải trước khi anh quyết định quay về với Dynamo Kiev- quay về với “mối tình đầu”, với những vòng tay dang rộng luôn sẵn sàng chào đón anh. Và Sheva đã đúng, có lẽ chỉ những hồi ức của thủa chập chững vào nghề, chỉ những kỷ niệm “trong lành” của “mối tình đầu” mới có thể đánh thức được bản năng sát thủ trong anh.
Nhưng chỉ có Dynamo Kiev mới giúp Sheva tìm lại được bản năng sát thủ của mình. Ảnh: AP. |
Shevchenko đã trở lại, đã tìm thấy cảm hứng chơi bóng ngày nào, dù đôi chân ấy không còn những bước chạy thần tốc, những pha đi bóng đầy dũng mãnh nhưng vẫn còn nguyên đấy sự tinh quái, hiệu quả trong từng pha dứt điểm, vẫn còn đấy một bóng dáng của Sheva ngày nào- cái tên mà các yêu mến Dynamo Kiev trìu mến đặt cho anh. Anh vẫn là linh hồn, vân giữ nguyên được giá trị của mình bằng những bàn thắng, những đóng góp hiệu quả vào lối chơi của đội bóng. Bàn thắng mở tỷ số đêm qua vào lưới “gã nhà giàu” Man City càng tô điểm thêm những giá trị đó, và thật đáng hổ thẹn cho những chân sút đắt giá, trẻ trung bên phía “Man xanh” khi nhớ ra rằng Sheva năm nay đã 35 tuổi- cái tuổi bị coi là quá già với một tiền đạo. Chỉ một pha bứt tốc, một pha chạy cắt mặt, một phút lóe sáng cùng một pha dứt điểm tinh tế nhưng nó đã đủ nói lên đẳng cấp của chân sút đẳng cấp ngày nào, một bàn thắng cực kỳ quan trọng đem lại lợi thế không nhỏ cho chiên thắng chung cuộc của đội nhà. Dẫu Dynamo Kiev tiếp tục giấc mơ chinh phục châu Âu của mình hay phải dừng chân thì nhưng gì với những gì đã làm được, Shevchenko vẫn xứng đáng với những lời khen ngợi.
Và giờ đây có lẽ mỗi bàn thắng với Shevchenko đều như một lời “tri ân” với “môi tình đầu”, với Dynamo Kiev và các cổ động viên yêu mến sẽ lại được gọi vang tên anh: “Sheva”! Sát thủ đang “hồi xuân”…
Tinthethao