Danh mục

Cần sớm thành lập quỹ trợ giúp VĐV bị chấn thương

Thứ năm, 08/09/2011 14:04

Thời gian qua, báo chí đưa tin về nhiều trường hợp vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) thể thao sau khi bị chấn thương đã rơi vào tình trạng bi đát, khiến dư luận hết sức bất bình.

Vì vậy, việc thành lập quỹ hỗ trợ VĐV bị chấn thương là điều cần thiết và cần sự tham gia rốt ráo của ngành thể thao cũng như sự ủng hộ của các tổ chức xã hội.

Những chuyện cười ra nước mắt

Câu chuyện về HLV đi nhặt cỏ (Nguyễn Thị Nụ), HLV đi nhặt rác (Vũ Thị Huệ)… sau khi bị chấn thương cho thấy cơ chế đối đãi với những người theo nghiệp thể thao tại VN còn khá nhiều bất cập, thậm chí là vô tình. Nhiều VĐV bị dính chấn thương trong quá trình thi đấu, hay tập luyện đã không được điều trị kịp thời hoặc đến nơi đến chốn cho khỏi dứt điểm mà phải mang theo vết thương dai dẳng. Những VĐV yêu nghề thì cố gắng theo đuổi, còn nếu nặng quá thì đành bỏ nghề do không có tiền để chữa trị.

Đô vật Mẫn Bá Xuân bị chấn thương nặng khi đang thi đấu cho ĐTQG.

Gần đây nhất, dư luận lại ồn ào vụ VĐV Nguyễn Thị Nguyệt Ánh - niềm tự hào của karate VN – bị “bỏ rơi” do chấn thương khiến nhiều người không khỏi ngao ngán cho nghiệp VĐV. Sau khi báo chí đưa tin, đã có nhiều cá nhân, tổ chức quyên góp để Ánh có tiền điều trị. Chia sẻ trên báo chí, VĐV Nguyệt Ánh chua xót nói rằng, để có chuyện như ngày hôm nay là do chị quá yêu nghề bởi ngày trước khi lựa chọn con đường thể thao, gia đình đã không đồng ý. Cũng có luồng thông tin xác nhận lại rằng, không có chuyện VĐV này bị bỏ rơi như báo chí đưa tin.

Rõ ràng, những chuyện như của VĐV Nguyễn Thị Nguyệt Ánh không phải là mới, mà đã xảy ra rất nhiều trong ngành thể thao VN thời gian qua. Các VĐV là những người chịu thiệt thòi về phần mình khi các chế độ bảo hiểm cho VĐV chưa được đề cao.

Nguyên nhân dẫn đến những bất cập này được các bên có trách nhiệm với các VĐV, HLV bị chấn thương đưa ra là không có kinh phí điều trị. Các Liên đoàn thể thao cho biết, hiện kinh phí dành cho việc chữa trị chấn thương cho các VĐV còn hạn hẹp. Nếu VĐV bị chấn thương nặng mà không thể chữa trị trong nước thì việc chữa trị ở nước ngoài là gần như không thể nếu không có sự tài trợ. Họ sẽ phải sống chung với những chấn thương dai dẳng đó và chờ cơ hội để được chữa trị dứt điểm.

Chủ động hỗ trợ VĐV

Hiện tại, cơ chế điều trị chấn thương cho VĐV dựa trên bảo hiểm và tự thanh toán (nếu vượt khung bảo hiểm). Trong cả 2 trường hợp này, cơ chế chi trả cho VĐV mang tính tùy biến, dựa vào thành tích của VĐV và mối quan hệ giữa các cơ quan chủ quản gồm các đoàn thể thao của các địa phương, các đoàn thể thao ngành, các Liên đoàn thể thao và Tổng cục Thể dục Thể thao (TDTT).

Chủ trương của Tổng cục TDTT và các Liên đoàn thể thao thời gian qua là để các đoàn thể thao ở các tỉnh/thành mua bảo hiểm cho VĐV trong các sự kiện thể thao diễn ra ở địa phương. Về phần mình, Tổng cục mua bảo hiểm chấn thương khi VĐV được triệu tập vào đội tuyển quốc gia luyện tập và đặc biệt là khi thi đấu tại các sự kiện thể thao khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, cả 2 cấp này, mức bảo hiểm đều không cao, đặc biệt là đối với các Liên đoàn không nhiều tiềm lực và các địa phương nghèo. Nhiều địa phương thậm chí không còn đủ tiền trả lương cho VĐV, thế nên việc mua bảo hiểm chấn thương khi tập luyện và khi thi đấu cho các VĐV chưa được tính đến.

Ví dụ năm 2008, cầu thủ Thanh Trường (đội hạng Nhì bóng đá nam Nguyễn Hoàng - Kiên Giang) bị sét đánh trong khi thi đấu. Thanh Trường bị chấn thương nặng, sau khi điều trị đã dẫn hồi phục nhưng vẫn bị một số di chứng: Tay chân run, đi lại khó khăn, phải có người dìu, mất khả năng lao động. Sở VH-TT&DL Kiên Giang, đơn vị chủ quản ký hợp đồng lao động với Thanh Trường, lại không đóng bảo hiểm cho cầu thủ này nên ngoài số tiền hỗ trợ khoảng 65 triệu đồng, Thanh Trường không có thêm bất kỳ khoản hỗ trợ nào khác.

Như vậy, việc Tổng cục TDTT chỉ mua bảo hiểm cho VĐV trong quá trình tập trung thi đấu cũng là rất không công bằng với VĐV do nhiều chấn thương, trong đó bao gồm cả những chấn thương nặng, không bộc lộ ngay trong quá trình thi đấu mà phải sau một thời gian. Nếu trường hợp này xảy ra, nhiều VĐV phải tự bỏ tiền ra chữa trị hoặc bỏ nghề do không chứng minh được với công ty bảo hiểm mối liên hệ với thời gian thi đấu cho ĐT.

Từ thực tế trên cho thấy, Tổng cục TDTT cũng như các Liên đoàn thể thao hiện khá bị động trong việc hỗ trợ kinh phí điều trị cho VĐV của mình khi bị chấn thương. Đã đến lúc phải nghĩ tới việc thành lập một quỹ trợ giúp VĐV bị chấn thương với nguồn vốn xã hội hóa,  để giúp các VĐV và HLV yên tâm thi đấu, cống hiến cho thể thao nước nhà.a

TT&VH

Tin được quan tâm

Quy định mới nhất về đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng: Nhiều người còn chủ quan dễ bị phạt tới 20.000.000 đồng

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là các...
Kiến thức 3 ngày, 20 giờ trước

Tháng 6 nhuận âm sẽ mang lại rất nhiều may mắn! Ba con giáp sẽ đổi vận và đón nhận những điều tốt

Bắt đầu từ tháng 6 nhuận âm lịch, 3 con giáp sẽ được ban phước lành, may mắn và cuộc sống sẽ được đổi mới....
Đời sống số 3 ngày, 21 giờ trước

Sau 1/7 theo quy định mới: Có được xây nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp không?

Đất nông nghiệp được quy định sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, không phải để ở. Nhưng nếu có tình dựng nhà...
Kiến thức 3 ngày, 14 giờ trước

Tin vui từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được nhận ít nhất 2 triệu đồng từ khoản trợ cấp mới

Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tăng cường an sinh xã hội, khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện....
Kiến thức 3 ngày, 20 giờ trước

Tin vui: Người từ 60 tuổi trở lên không có lương hưu được thêm 1 quyền lợi lớn, cao chưa từng có

Người lao động 60 tuổi chưa đáp ứng điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và thêm điều kiện là chưa đủ...
Dòng sự kiện 2 ngày, 13 giờ trước

Hơn 1 triệu giáo viên được đón tin vui sau 5 tháng nữa, được hưởng phụ cấp đặc biệt

Khi thực hiện chế độ tiền lương mới, sẽ tiến hành sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành. Thế nhưng, giáo viên...
Tin trong ngày 2 ngày, 12 giờ trước

Tin cùng mục

85% đàn ông ngoại tình không thoát khỏi được tình nhân: 3 sự thật đau lòng, sự thật cuối cùng là thực tế nhất

Khi hôn nhân gặp biến cố do chồng ngoại tình, nhiều người vợ rơi vào bối rối rằng nên tha thứ hay buông tay, làm...
Đàn ông yêu 3 ngày, 5 giờ trước

'Không nên kết hôn với 3 kiểu phụ nữ này, dù con có yêu họ đến đâu!' - Lời khuyên của một người mẹ nhiều kinh nghiệm dành cho con trai

Có thể cùng người mình yêu cùng nhau già đi là một điều vô cùng hạnh phúc. Khi hai người yêu nhau và thời điểm...
Đàn ông yêu 5 ngày, 14 giờ trước

Khi chọn con dâu, đừng chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài. Ba kiểu con dâu này chính là báu vật, đừng bỏ lỡ!

Vậy, chúng ta nên yêu thương con dâu như thế nào cho đúng? Hôm nay, tôi muốn nói chuyện với bạn. Nếu bạn gặp một...
Đàn ông yêu 5 ngày, 15 giờ trước

Khi đàn ông đến tuổi trung niên, họ có nhiều khả năng nghiện ba kiểu phụ nữ này

Thực ra, dù bạn là phụ nữ hay đàn ông, cả cuộc đời bạn đều tràn ngập tình yêu. Chỉ khi sống với tình yêu...
Đàn ông yêu 11.07.2025

Từ 45 - 55 tuổi, nếu hiểu được câu nói: 'Tất cả mọi người đều là người ngoài cuộc, trừ vợ', bạn chắc chắn sẽ hạnh phúc trong những năm tháng về sau

Trong cuộc đời mỗi người, ai mới thật sự là "người của mình"? Có người cho rằng bản thân là người duy nhất có thể...
Đàn ông yêu 11.07.2025

Gặp lại mối tình đầu trong buổi họp lớp, tôi choáng váng khi biết được hành động âm thầm của vợ mình

Sau khi hai ngày họp lớp kết thúc, tôi trở về nhà và tiếp tục cuộc sống bình thường của mình. Không ngờ những ngày...
Đàn ông yêu 10.07.2025

Tin mới cập nhật

Từ nay tới 1/1/2026: Có 4 trường hợp được hoàn trả tiền BHYT, là ai?

Theo quy định những trường hợp này sẽ được hoàn trả lại tiền khi mua BHYT, đó là ai?
Kiến thức 4 giờ, 28 phút trước

Lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long theo thông tin mới nhất: Cứu được 11 người, đã vớt 28 thi thể

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn về vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long, đến 20h45 phút ngày 19/7 đã...
Tin trong ngày 5 giờ, 30 phút trước

'A Di Đà Phật' có nghĩa là gì? Người không học Phật khó mà nghĩ ra được

"Nam mô A Di Đà Phật" là câu niệm phổ biến trong đời sống tín ngưỡng của Phật giáo. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu...
Kiến thức 5 giờ, 37 phút trước

Mưa lớn ở Hà Nội đã có những thiệt hại đầu tiên: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng

Chiều ngày 19/7, trời Hà Nội bắt đầu nổi gió mạnh cùng với mây đen, sau đó là cơn giông lớn và gió mạnh khiến...
Tin trong ngày 5 giờ, 39 phút trước

Bão lốc làm sập sân khấu trước giờ G, concert quy tụ 20 anh tài - chị đẹp phải dừng ở phút chót

Trước diễn biến thời tiết nhiều khả năng gây nguy hiểm cho khán giả và nghệ sĩ, nhất là khi sân khấu bị sập nên...
Chuyện làng sao 5 giờ, 40 phút trước

Không đăng kí thường trú bị phạt lên tới 1.000.000 đồng, làm thủ tục mới nhất năm 2025 cần những giấy tờ gì?

Kể từ nay, trường hợp người dân không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú sẽ bị phạt...
Tin trong ngày 6 giờ, 42 phút trước

'Kẻ thù' đại kỵ của ngô: Tuyệt đối không kết hợp và 5 nhóm người này cũng nên hạn chế ăn kẻo rước bệnh vào người

Ngô từ lâu đã chiếm được cảm tình của nhiều người bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào, tiện lợi trong chế biến. Tuy nhiên,...
Chăm sóc sức khỏe 6 giờ, 42 phút trước

Đủ tuổi nghỉ hưu, làm gì để hưởng lương hưu khi chưa đủ 15 năm đóng BHXH?

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV, mở ra cơ hội nhận lương hưu cho người lao động đủ tuổi nghỉ hưu...
Tin trong ngày 6 giờ, 43 phút trước

Tử vi ngày 20/7/2025 của 12 con giáp: Tuổi Mão tiền bạc đạt đỉnh, Tý công việc xuống dốc

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 20/7/2025.
Đời sống số 6 giờ, 45 phút trước

Quy định mới nhất về trình độ, bằng cấp với giáo viên theo Luật Nhà giáo 2025: Bằng không chính quy, tại chức có được đứng lớp?

Từ ngày 1/1/2026, Luật Nhà giáo 2025 chính thức có hiệu lực, quy định cụ thể về trình độ chuẩn được đào tạo của đội...
Tin trong ngày 6 giờ, 45 phút trước