Mặc dù Google đã xóa các ứng dụng này khỏi Play Store, nhưng các ứng dụng này có thể vẫn đang hoạt động trên điện thoại của những người dùng đã tải xuống. Ngoài ra, gói ứng dụng dạng tệp (APK) của những app này vẫn có sẵn trên Google.
Mã độc trong các ứng dụng này có tên là "Autolycos", là loại đánh cắp thông tin thẻ của khách hàng, sau đó tự động thanh toán gói thuê bao của ứng dụng, kết quả là người dùng bỗng nhiên mất một số tiền lớn trong khi không hề mua sắm gì trên ứng dụng đó.
Ông Ingrao cho biết để quảng bá ứng dụng, những kẻ lừa đảo đã tạo một số trang Facebook và chạy quảng cáo trên Facebook cũng như Instagram. Dưới đây là tên của 8 ứng dụng Android nếu bạn có lỡ tải cũng nên xóa khỏi điện thoại ngay và luôn.
1. Vlog Star Video Editor
Ứng dụng Vlogging có hơn 1 triệu lượt tải xuống.
2. Creative 3D Launcher
Đây là một ứng dụng trình giả lập hứa hẹn cung cấp cho màn hình chính điện thoại thông minh của bạn giao diện 3D với hơn 1 triệu lượt tải xuống.
3. Funny Camera
Như tên gọi của nó, ứng dụng Camera vui nhộn cung cấp các bộ lọc đa dạng. Nó có hơn 500.000 lượt tải xuống.
4. Wow Beauty Camera
Đây là một ứng dụng máy ảnh khác cung cấp các bộ lọc làm đẹp. Nó có hơn 100.000 lượt tải xuống.
5. Gif Emoji Keyboard
Đây là một ứng dụng bàn phím với biểu tượng cảm xúc Gif. Nó có hơn 100.000 lượt tải xuống.
6. Razer Keyboard & Theme
Một ứng dụng bàn phím nguy hiểm khác là Razer Keyboard & Theme, nó tuyên bố cung cấp cho người dùng giao diện bàn phím được cá nhân hóa với biểu tượng cảm xúc bằng ảnh Gif. Ứng dụng cũng đã có hơn 100.000 lượt tải xuống.
7. Freeglow Camera 1.0.0
Freeglow Camera là một ứng dụng chụp ảnh miễn phí. Nó có hơn 5.000 lượt tải xuống.
8. Camera Coco v1.1
Ứng dụng camera này cũng có hơn 1000 lượt tải xuống.
Thanh Ngọc (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)