Phong cách thiết kế ban đầu hoàn toàn khác với thiết kế thuôn dài với lực cản gió thấp hiện nay. Tại sao các nhà thiết kế của thời đại đó lại tạo ra những chiếc xe như thế này?
Theo nhiều nghiên cứu thì nguyên nhân đầu tiên có thể là do công nghệ sản xuất xe hơi ban đầu thường dựa vào các mẫu xe có sẵn và thời điểm đó, mẫu xe ngựa ở châu Âu thường có hình dạng tương đối vuông vắn, thân xe không có kính chắn gió, kết cấu tổng thể tương đối đơn giản. Sự khác biệt giữa ô tô và xe ngựa là trên xe có gắn thêm động cơ, có thể chạy bằng sức ngựa mà không cần ngựa.
Sau đó, với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ô tô, thép trên bề mặt ô tô bắt đầu tăng lên. Nhưng để biến những loại thép này thành những hình dạng khác nhau thì cần phải có công nghệ sản xuất mới. Nhưng tại thời điểm đó với công nghệ sản xuất ban đầu đơn giản, các chi tiết thường được thiết kế thẳng, đơn giản để giảm bớt công đoạn và chi phí sản xuất.
Hơn nữa, thiết kế khí động học vào thời điểm đó tương đối kém và hệ số cản của thân xe không thể rất thấp. Với chi phí hạn chế, thân xe vuông vức là mẫu xe có hệ số cản nhỏ nhất mà họ có thể đạt được. Vì vậy, vào những năm 1970 và 1980, hình dáng tổng thể của xe vẫn vuông vức.
Thứ hai, thẩm mỹ của con người cũng sẽ ảnh hưởng đến phong cách thiết kế của một thời đại. Người ta thường nói “thời trang là một vòng tuần hoàn”, những bộ quần áo thịnh hành cách đây hàng chục năm có thể sẽ thịnh hành trở lại sau 20, 30 năm nữa. Ví dụ, quần ống loe được ưa chuộng vào những năm 1990. vài năm trước, người ta cho rằng mặc quần như vậy là quê mùa, nhưng vài năm trở lại đây, quần ống loe lại trở thành biểu tượng thời trang.
Ngành công nghiệp ô tô cũng vậy, tầm nhìn thẩm mỹ của con người sẽ ảnh hưởng đến hướng thiết kế ô tô của các công ty, tập đoàn sản xuất ô tô. Khi phương tiện đi lại của con người thay đổi từ xe ngựa sang ô tô, con người chưa hoàn toàn chấp nhận ô tô như một loại phương tiện giao thông mới. Vào thời điểm đó, hình dáng vuông vức là xu hướng thẩm mỹ chủ đạo trên thị trường, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các hãng xe chỉ có thể áp dụng phong cách thiết kế vuông vức khi chế tạo ô tô. Tất nhiên, trên thị trường cũng có một số ít mẫu xe có thiết kế tròn trịa, chiếc Beetle cũ trước Thế chiến thứ 2 có hình dạng tròn trịa.
Bây giờ thiết kế ô tô vẫn là “luân hồi”, lấy ví dụ 10 năm trở lại đây, ô tô từ hình dáng vuông vức chuyển sang hình dáng thuôn dài. Để giảm hệ số cản của thân xe, một số hãng xe không ngần ngại thiết kế thân xe rất thấp, thậm chí còn biến nóc xe SUV thành kiểu trượt về phía sau.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ của những chiếc SUV địa hình hạng nặng, thiết kế thân xe của nhiều hãng xe đã thay đổi và những chiếc SUV hạng nặng như Tank 300 và Tank 500 đã dần dần thu gọn các góc cạnh. Còn những chiếc xe địa hình cứng cáp cổ điển đã tồn tại hàng chục năm vẫn luôn duy trì hình dáng vuông vức, toàn thân hiếm khi có đường cong.
Có thể đưa ra một vài ví dụ mà mọi người đã rất quen thuộc, đó là chiếc Mercedes-Benz G-Class, dù xe có phát triển đến bao nhiêu thế hệ thì thân xe vẫn luôn giống như một chiếc “hộp vuông”. Một ví dụ khác là Land Rover, thiết kế bên ngoài cũng rất vuông vức, đặc biệt là Land Rover Defender, sự mạnh mẽ càng lộ rõ.
Nhìn vào những yếu tố này, có thể thấy rằng hình dáng của chiếc xe bị ảnh hưởng bởi tính thẩm mỹ của thời đại và sự khéo léo của người chế tạo xe. Với sự tiến bộ của công nghệ sản xuất ô tô và cải thiện độ chính xác của các công cụ sản xuất, diện mạo của ô tô cũng đã thay đổi. Hơn nữa, mục đích cơ bản của ô tô là đáp ứng nhu cầu đi lại hàng ngày của con người, phổ cập đến người dân, nó còn đóng vai trò là “công cụ sản xuất” trong cuộc sống hàng ngày, ngoài đẹp ra còn là thực tế.
Hình thức bên ngoài của ô tô có tầm quan trọng nhất định, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định, chỉ cần các hãng ô tô theo xu hướng phát triển của thời đại mà thiết kế ô tô hợp lý chắc chắn là xu hướng chủ đạo của thị trường.
Lê Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)