Tôm là một trong những loại hải sản được rất nhiều người ưa thích vì có thịt ngọt, dai, thơm và đặc biệt là vô cùng bổ dưỡng. Tôm có thể được đem chế biến thành nhiều món ăn ngon như hấp, rang, rim, kho, nướng, nấu canh, cháo, súp... mà món nào cũng có hương vị hấp dẫn riêng chẳng ai muốn chối từ.
Dù nấu thành món gì thì tôm vẫn cần phải được sơ chế quá đó là lấy phần chỉ tôm. Chỉ tôm là đường chỉ đen hoặc trắng nằm dọc trên lưng tôm. Đây là đường tiêu hóa của loài vật này, chứa dạ dày và đại tràng. Việc lấy chỉ tôm là không bắt buộc bởi chúng không gây hại nhiều cho sức khoẻ nhưng để bảo thẩm mỹ và sự sạch sẽ, đồng thời mang lại cảm giác ngon miệng hơn thì nên loại bỏ chỉ tôm.
Có rất nhiều mẹo lấy chỉ tôm mà không cần dao rạch lưng tôm, nhưng cách lấy chỉ bằng 1 ống hút lại nhanh chóng và dễ dàng hơn cả. Ngay cả với món tôm nướng hay chiên cần giữ vỏ để tạo độ giòn, chị em vẫn có thể áp dụng cách này để lấy chỉ tôm.
Thực hiện:
1. Chuẩn bị một chiếc ống hút (loại bạn thường uống trà sữa), cắt thành đoạn 5 cm, cắt chéo một đầu thành đầu nhọn, sao cho thuận tiện khi thao tác.
2. Lấy một con tôm, dùng đầu nhọn, chú ý phần hở hướng xuống dưới, luồn từ phần nối giữa đầu tôm và thân tôm, nhét càng sâu càng tốt, rồi luồn đầu ống hút vào phía đầu tôm và lấy chỉ tôm ra.
3. Lấy ống hút ra, dùng tay giữ phần đầu tôm và kéo nhẹ chỉ tôm sẽ ra, đơn giản vậy thôi!
Sử dụng phương pháp này để xử lý tôm, cứ 5 giây một lần, chỉ tôm, óc tôm và túi tôm đều được làm sạch cùng một lúc mà thân hình còn nguyên vẹn, không dập nát chút nào. Đầu tôm chứa nhiều kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy tốt nhất chúng ta không nên ăn.
Cách luộc tôm chuẩn ngon ngọt và không tanh, không nát
Luộc tôm tuy đơn giản nhưng không hề đơn giản nếu luộc trực tiếp. Nhiều người luộc xong tôm có mùi tanh, thịt tôm bở. Hãy tham khảo cách dưới đây nhé.
Nguyên liệu: tôm, ớt, hành lá, gừng, muối, rượu nấu ăn và giấm balsamic.
Thực hiện:
1. Đầu tiên bạn dùng cách trên để loại bỏ đường chỉ tôm, dùng kéo cắt bỏ râu tôm, rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước.
2. Cắt một ít hành tây và gừng.
3. Chuẩn bị một nồi nước, cho hành lá, gừng thái chỉ, hạt tiêu, thêm một thìa rượu nấu ăn vào, đun trên lửa lớn. Khi đáy nồi bắt đầu nổi bọt thì đổ tôm vào, đun một lúc nhưng tuyệt đối không đậy vung.
4. Khi màu tôm chuyển sang màu đỏ và thân tôm cong lên là tôm đã chín thịt tắt bếp.
5. Chuẩn bị một chậu nước đá, tốt nhất là có đá cục, cho tôm đã luộc chín vào ngâm 5 phút, vớt ra để ráo nước. Thịt tôm ngâm nước đá săn chắc và đàn hồi hơn, ăn ngon hơn.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)