Trên thực tế, có rất nhiều kỹ thuật làm món thịt lợn kho. Nhưng tốt nhất nên chọn thịt tươi để làm món thịt kho. Vì sau khi thịt để qua đêm hoặc để trong tủ lạnh, vị tươi của thịt sẽ giảm đi, thịt kho sẽ không còn mùi thơm của thịt tươi. Điều quan trọng nhất khi hầm thịt là công thức chế biến và gia vị. Gia vị rất quan trọng khi kho thịt nếu cho quá nhiều gia vị sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng của thịt lợn. Nếu không biết dùng gia vị thậm chí thịt sẽ có mùi tanh, khiến món ăn khó ăn và không ngon. Có một loại gia vị được coi là "khắc tinh" mùi tanh của thịt lợn, chỉ cần cho một thìa vào thịt lợn kho, thịt sẽ mềm thơm và ngon.
Thịt kho là một món mặn quen thuộc trên mâm cơm của các gia đình Việt.
Giấm là một loại gia vị có tính axit. Nó rất giàu axit amin, axit hữu cơ và các thành phần khác. Các axit hữu cơ có trong nó có thể phân hủy các sợi cơ và mô liên kết trong thịt, từ đó làm cho thịt lợn hầm mềm hơn khi kho. Đồng thời, các thành phần axit trong giấm có thể trung hòa một số amin nhất định trong thịt, từ đó làm giảm mùi tanh và tăng hương vị của thịt, nên một thìa giấm là không thể thiếu cho món thịt kho.
Khi kho thịt lợn, cho thêm thìa giấm vì sẽ giúp khử mùi tanh của thịt lợn lại làm thịt dễ nhừ.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 900 g thịt ba chỉ, 10 g gừng già, 5 ml giấm, 2 g hoa hồi, 3 g lá nguyệt quế, 1,5 g bạch chỉ, 20 g đường phèn, nước đậu nành, nước mắm, muối, nước cốt gà và lượng dầu ăn thích hợp.
- Chế biến:
Bước 1: Khi mua thịt ba chỉ về, bạn đun nóng nồi trước, khi nồi bốc khói thì cho thịt ba chỉ vào nồi chà xát phần bì một lúc cho đến khi mặt bì thịt hơi ngả vàng rồi ngâm thịt vào nước 1 phút. Sau vài phút, dùng giẻ làm sạch hết chất ố vàng trên bề mặt bì lợn. Nếu không làm sạch, thịt lợn sau khi chín sẽ có mùi tanh rõ rệt.
Bước 2: Cho thịt vào tủ lạnh 2 tiếng thì lấy ra, sau đó cắt thịt thành từng miếng nhỏ khoảng 2-3 cm. Nếu muốn đẹp mắt, bạn có thể cắt thành từng miếng khoảng 3 cm hoặc miếng lớn hơn tùy theo sở thích gia đình.
Bước 3: Cho một lượng nước lạnh thích hợp vào nồi, sau đó cho thịt lợn và các lát gừng vào nồi, đun sôi nước trên lửa lớn và tiếp tục chần trong 3 phút. sau đó vớt bọt nổi trên mặt thịt, đợi thịt chín rồi vớt ra rửa sạch bọt trên mặt thịt bằng nước ấm.
Bước 4: Cho một lượng dầu vừa phải vào nồi, sau đó cho thịt ba chỉ vào nồi, tiếp tục xào trên lửa lớn cho đến khi mỡ trong thịt cháy vàng cạnh đều thì cho hết hoa hồi, nguyệt quế, lá bạch chỉ và gừng thái lát vào nồi, tiếp tục xào khoảng 1 phút rồi lấy ra khỏi nồi xào để thịt hầm không bị ngấy.
Bước 5: Sau khi làm sạch nồi, cho hết đường phèn và một thìa dầu vào nồi, xào từ từ trên lửa vừa cho đến khi đường phèn chuyển sang màu hạt dẻ thì cho một bát nước vào nồi. Khi sôi thì cho thịt lợn đã xào vào nồi.
Bước 6: Cho một lượng nước nóng vừa phải và nước tương nhạt vào nồi, chuẩn bị một thìa giấm đổ vào nồi, sau đó đậy nắp nồi và đun sôi thịt kho trong 30 phút. Ở nhà, bạn có thể cho thịt vào nồi áp suất đun khoảng 20 phút để thịt mềm và nhanh chín. Thịt kho như thế này khi ăn sẽ thơm và đậm đà hơn.
Bước 7: Sau nửa giờ, cho muối, nước cốt gà, tiêu đã chuẩn bị vào nồi, tiếp tục đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp. Bạn múc thịt ra đĩa, cuối cùng rắc một ít hành lá cắt nhỏ vào và thưởng thức.
Lưu ý:
1. Khi làm thịt kho, nhớ đừng cho muối quá sớm, tốt nhất nên đợi thịt chín hẳn mới cho muối vào. Tiếp tục đun nhỏ lửa trong 2-3 phút cho đến khi thịt ngấm hết gia vị.
2. Khi kho thịt lợn nhớ cho thêm thìa giấm vì sẽ giúp khử mùi tanh của thịt lợn lại làm thịt dễ nhừ.
3. Nếu thấy quá ít nước khi hầm thịt kho, bạn không thể cho nước lạnh vào mà phải đun nóng nước, nếu không khi ăn thịt kho sẽ bị hôi.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)