Bạn sẽ gần như “chết điếng” trong lần thử muỗng nước lẩu đầu tiên. Vị cay tê xộc từ từ lên đầu, thấm dần vào từng giác quan khiến bạn không thể nào “cầm nước mắt”. Cay nhẹ mà thấm, hương vị trôi dần vào cuống họng là một sự sâu sắc khó có thể diễn đạt bằng lời. Không hề ngoa chút nào khi nói rằng, thưởng thức món ăn này cũng như đọc sách của Khổng Tử, từng tầng từng lớp hương vị hiện lên một cách rõ ràng, khiến vị giác của bạn bùng nổ, càng nếm càng thấm là như thế.
Nguyên liệu để nấu món Lẩu Huyết cay tưởng chừng như đơn giản nhưng đó là cả một quá trình tìm hiểu về sự kết hợp và cân bằng giữa các nguyên liệu. Ngoài các loại gia vị thông thường như muối, bột nêm, đường… món ăn này sử dụng rất nhiều vị thuốc bắc khác nhau. Bạn sẽ nhận thấy hương thơm của hoa Hồi phảng phất nơi khóe miệng, loại hoa được sử dụng như một vị thuốc kích thích bộ máy tiêu hóa. Thêm vào đó, loại sốt đặc biệt dùng để chế biến món lẩu này được thực hiện khá công phu, là “bí kíp” mật tạo nên vị đặc trưng của món Lẩu huyết cay. Bạn có thể trề môi, bảo rằng không thích vị cay hay mùi thuốc bắc, nhưng điều kỳ lạ là hương thơm ấy sẽ luôn bám lấy, ám ảnh bạn nếu đã một lần vô tình nếm qua.
Lẩu huyết cay thường dùng kèm với mì, nấm, huyết nếp và các loại rau khác. Nhiều người đã phải tròn mắt ngạc nhiên khi nếm thử “linh hồn” của món ăn này. Huyết vịt không bở như những loại thông thường, ngược lại rất dẻo, thơm và không hề tanh. Một miếng rồi lại một miếng, hương vị đó khiến bạn không thể dừng đũa được.
Trời sắp vào đông, còn gì ấm áp hơn là ngồi cùng bạn bè, người yêu, người thân… xung quanh một nồi lẩu. Nếu bạn đã và đang ở Sài Gòn, nếu đã cảm thấy đủ kích thích thì bạn đừng nên bỏ qua món Lẩu huyết cay này.
Địa chỉ: Vương Quốc Tôm, 13 Lê Quý Đôn, P.6, Q.3, Tp.Hồ Chí Minh.
Để biết thêm chi tiết: xem tại đây
Khơ Thị (Theo Giadinhvietnam.com)