Món ngon ngày Tết miền Bắc
Bánh chưng
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gia vị. Món ăn ngày tết bánh chưng này thường sẽ có hình vuông, bên ngoài bọc bởi lá dong hay lá chuối mang đậm nét tinh hoa văn hóa Việt Nam.
Bánh chưng thường được làm và ăn vào dịp Tết Nguyên Đán - một trong những ngày lễ lớn nhất của năm. Theo truyền thống, bánh chưng được coi là món quà tặng mà người dân thường dùng để gửi tới người thân và bạn bè nhằm bày tỏ tình cảm và lòng thành kính.
Xôi gấc
Xôi gấc thường là món ăn ngày tết trong thể thiếu trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay các ngày lễ gia đình khác. Điểm đặc biệt của xôi gấc chính là vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng với màu đỏ tươi sáng rất hấp dẫn đem đến cho người ăn một cảm giác thân quen, thích thú.
Để làm xôi gấc, người ta phải chọn loại gạo nếp ngon cùng với quả gấc chín đỏ, rồi hấp chung trong nồi để tạo ra một món xôi thơm ngon, đẹp mắt. Với những người thích ẩm thực truyền thống Việt Nam, xôi gấc là một món ăn đậm đà hương vị thôn quê không thể thiếu trong các bữa tiệc đặc biệt.
Dưa hành
Vào ngày tết, dưa hành là món ăn độc đáo được dùng kèm chung với các món thịt nướng, gà nướng, bánh chưng, bánh tét,.. trong những bữa tiệc Tết. Nhờ đó tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa hương vị, màu sắc và sự đa dạng trong các món ăn.
Đặc biệt, dưa hành còn có ý nghĩa phong thủy trong văn hoá dân gian Việt Nam, được coi là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc và sức khỏe trong năm mới. Chính vì thế, dưa hành đã trở thành một món ăn ngày tết không thể thiếu trên mâm cơm đoàn viên đem lại sự ấm cúng và niềm vui. Ngoài ra, nó cũng là món quà ý nghĩa để gửi gắm lời chúc phúc đến gia đình, bạn bè, đối tác kinh doanh.
Nem rán
Nem rán là một món ăn ngày tết thuộc loại đồ ăn chiên giòn, có vỏ bên ngoài được làm từ bánh đa nem, nhân bên trong là những nguyên liệu như thịt heo băm nhuyễn, hành tím, nấm, cà rốt, trứng, rau thơm… Nem rán được chế biến từ nhiều loại gia vị khác nhau tùy theo khẩu vị của mỗi người đem lại sự thích thú cho thực khách.
Để làm nem rán, người ta thường sử dụng những nguyên liệu tươi ngon, chế biến kỹ lưỡng nhằm tạo ra một món ăn thơm ngon, giòn tan và hấp dẫn. Nem rán thường được ăn chung với rau sống như rau diếp cá, rau thơm, xà lách, bánh tráng và nước chấm làm tăng thêm hương vị tạo sự đa dạng cho bữa tiệc tết.
Thịt gà luộc
Được làm từ thịt gà tươi luộc trong nước lèo, có thể nêm nếm thêm gia vị như gừng, lá chanh, hành, muối… tạo nên hương vị đậm đà và giữ được độ tươi của thịt gà. Thịt gà luộc thường được trang trí đẹp mắt với lá rau thơm ăn kèm cùng nước chấm có hương vị chua ngọt là món ăn ngày tết ngon miệng khó cưỡng.
Thịt gà luộc không chỉ là một món ăn đơn giản mà còn mang đến ý nghĩa sâu sắc. Nó được coi là biểu tượng cầu chúc sức khỏe, cuộc sống ấm no, thuận buồm xuôi gió và tài lộc trong năm mới. Việc dùng thịt gà luộc đãi khách đến thăm dịp Tết cũng giúp bạn thể hiện sự kính trọng và tri ân với tình cảm của họ.
Món ngon ngày Tết miền Trung
Dưa món
Dưa món là món ăn chống ngán ngày Tết được ưa chuộng nhiều trong các bữa tiệc ăn kèm với bánh chưng, giò chả, bánh tét, thịt nguội,… Bên cạnh đó, dưa món còn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và vitamin, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Nguyên liệu chế biến dưa món lấy từ nhiều loại rau củ khác nhau. Trong đó có cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải trắng, củ kiệu, su hào,… Bạn thái nhỏ những loại rau củ này rồi đem ướp gia vị với muối, đường, tỏi và ớt để tạo độ chua ngọt và cay nồng đặc trưng tạo cảm giác thèm ăn cho người thưởng thức, trở thành món ăn ngày tết được yêu thích nhất.
Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm là một trong những món ăn truyền thống ngày tết được ưa chuộng ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Với hương vị đậm đà, thơm ngon mà nó được xem là đặc sản của vùng đất bình dị này.
Thịt ngâm mắm được chế biến từ công thực đặc biệt của người dân miền Trung. Thịt lợn ba chỉ sau khi luộc thì đem ướp với nước mắm cùng các gia vị như tỏi, ớt, gừng, chanh tạo vị đậm đà, hấp dẫn. Món ăn ngon ngày tết này có thể dùng kèm với bún, cơm trắng, bánh mì và rau sống mang lại các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Chả bò
Khi nhắc đến những món ăn ngày tết của người miền Trung thì không thể thiếu đó là chả bò. Từng khoanh chả đậm vị với độ dai vừa phải đều được làm từ thịt bò tươi qua quá trình chế biến, sau đó đem đi thái nhỏ, xay nhuyễn trộn chung với gia vị như tỏi, hành, tiêu, đường, nước mắm rồi bó lại thành khúc đem hấp là đã hoàn thành.
Chả bò có màu hồng đỏ đẹp mắt thường được dùng để ăn kèm trong bữa cơm đoàn viên ngày Tết. Bạn có thể chuẩn bị một số nguyên liệu như rau sống, các loại gia vị như tương ớt, mắm nêm, đồ chua ăn chung với chả bò sẽ giúp tăng thêm hương vị, kích thích vị giác cho người thưởng thức.
Tôm chua
Trong các món ăn đỡ ngán ngày tết thì tôm chua của người dân miền Trung được chào đón hơn cả. Nó gắn liền với nếp sống, văn hóa và phong tục nơi đây, thể hiện ý nghĩa cầu chúc phú quý, may mắn, sung túc trong năm mới.
Món ăn ngày tết tôm chua thương có vị chua cay đậm đà thêm chút vị ngọt nhẹ tượng trưng cho một năm với đầy đủ cung bậc cảm xúc, từ những đắng cay của cuộc đời cho đến những niềm vui ngọt ngào. Bạn có thể dùng tôm chua chung với các loại rau sống để cân bằng hương vị và tạo độ tươi mát cho món ăn nhé.
Nem chua
Món nem chua được xem là một đặc sản nổi tiếng không chỉ có ở Thanh Hóa mà còn trên khắp Việt Nam. Đây là một món ăn ngày tết dân dã truyền thống thường được người dân sử dụng làm quà biếu tặng gia đình, bạn bè. Công đoạn chế biến nem chua cũng khá đơn giản, nó được làm từ thịt lợn lên men bằng lá đinh lăng, cho thêm chút tỏi ớt tạo vị cay nồng khó cưỡng.
Đây có thể coi là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết. Do hương vị đặc trưng của nó mà khi dùng nem chua ăn kèm với những món dầu mỡ sẽ giúp giảm vị ngấy của các món ăn khác. Nem chua có thể ăn cùng với cơm hoặc làm đồ nhắm trên bàn nhậu đấy.
Món ngon ngày Tết miền Nam
Thịt kho tàu
Có thể nói, mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam thường rất phong phú do ít bị ràng buộc bởi những nghi thức cổ truyền như người miền Bắc. Các món ăn đa dạng trên mâm cỗ cũng phần nào thể hiện sự hào phóng và bình dị của con người nơi đây.
Thịt kho tàu được coi là một trong những món ăn ngày tết ưa chuộng và phổ biến nhất. Nó đem đến sự tiện lợi, bạn có thể chế biến trước rồi bảo quản dùng được trong một thời gian dài chơi Tết. Cùng với ý nghĩa tượng trưng cho đất trời, sông núi của bánh chưng, bánh dày mà thịt kho hột vịt cũng mang trong mình triết lý phương Đông tương tự.
Củ kiệu tôm khô
Món trộn củ kiệu với tôm khô là một món ăn ngày tết có công thức chế biến đặc trưng của miền Nam. Với hương vị chua chua từ củ kiệu và mùi thơm ngọt của tôm sẽ khiến người ăn thấy ngon miệng, sảng khoái đấy.
Khi thưởng thức nó cùng với bánh tét sẽ đem đến trải nghiệm tuyệt vời mà bất cứ ai cũng không thể cưỡng lại được. Đó là lý do tại sao người miền Nam đặc biệt yêu thích món củ kiệu tôm khô và bày nó trên mâm cỗ tết.
Canh khổ qua nhồi thịt
Khi nghe tên gọi bạn cũng phần nào hiểu được ý nghĩa mà món ăn này chứa đựng. Nó ngụ ý khổ sẽ qua đi và chào đón một năm tràn đầy bình an, may mắn.
Canh khổ qua có vị đắng nhẹ. thanh mát được hầm cho chín mềm cùng nhân thịt đậm đà là món ăn ngày tết truyền thống tự hào của ẩm thực Việt. Bởi thế mà trên mâm cỗ đoàn viên trong mỗi gia đình các tỉnh miền Nam thì đều không thể thiếu một tô canh khổ qua đấy nhé!
Dưa giá
Dưa giá là một loại dưa muối xổi được người Việt Nam rất mực ưa thích bởi vị giòn ngon, thanh mát. Dưa giá có thể được dùng kèm với cơm trắng hoặc để cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua cay sẽ rất ngon miệng.
Nhưng nhìn chung thì món ăn ngày tết này thích hợp nhất vẫn là ăn kèm với thịt kho hột vịt. Vị chua của dưa sẽ giúp chống lại cảm giác ngấy của mỡ heo rất hiệu quả. Nguyên liệu làm món ăn này bao gồm giá, hẹ, cà rốt tự nhiên vừa lành mạnh lại bổ dưỡng cho cơ thể.
Lạp xưởng
Theo niềm tin của đông đảo người dân Đông Nam Á thì màu đỏ chính là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn. Lạp xưởng với sắc đỏ đặc trưng được xâu là nhiều khúc như hình ảnh xâu tiền thể hiện cho tài lộc, sung túc.
Nguyên liệu chính làm nên món ăn này là thịt lợn, có cả nạc và mỡ giúp cho lạp xưởng không bị khô. Thịt đem thái mỏng rồi xay nhuyễn, sau đó nêm nếm chút gia vị gồm tiêu, tỏi, ớt, rượu,... để cho đậm đà. Nhiều nơi sẽ có cách chế biến khác nhau nhưng chung quy đều mang lại một món ăn ngày Tết hấp dẫn.
Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)