Nước hầm chân giò có mùi tanh, đây là một hiện tượng bình thường. Nếu nguyên liệu tẩm ướp của bạn không đúng cách, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hương vị.
Có hơn 50 loại nguyên liệu tẩm ướp, và có hơn một chục loại phổ biến, muốn hiểu hết thì không thể. Không phải cứ càng bỏ nhiều gia vị là thịt sẽ thơm và nước dùng sẽ ngọt. Chẳng hạn như nếu bỏ ít quế và đinh hương thì thịt sẽ không thơm, nhưng bỏ nhiều sẽ bị đắng. Ngoài ra, khâu sơ chế cần phải chần qua nước nóng, khò lửa cho cháy phần da ở chân giò…, muốn món chân giò ngon chắc chắn không được bỏ sót bước nào và dùng đúng các loại gia vị.
Tại sao chân giò lại có mùi hôi tanh?
Điều này được cho là do môi trường sinh sống của heo, việc giẫm đạp lâu ngày sẽ khiến da heo và nang lông ở vùng này hôi hơn các bộ phận khác.
Lưu ý khi chọn chân giò
Hương vị thơm ngon trước tiên phải chọn được nguyên liệu tươi, nếu là chân giò đông lạnh, bạn sẽ rất khó xác định được nguồn gốc, đặc biệt các loại hàng nhập khẩu giá rẻ thường giò heo sẽ có mùi thanh rất nồng. Khi mua chân giò, phần chân trước phù hợp với các món kho, om vì móng giò trước hoạt động nhiều, thịt nhiều, móng giò sau có vị trung, chỉ thích hợp với món canh.
Những loại gia vị không thể thiếu khi hầm chân giò
Có 5 loại gia vị không thể thiếu trong quá trình hầm hay om giò heo là: Quế, nhục đậu khấu, thảo quả, bạch chỉ, đinh hương. 5 loại thảo dược này bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán đồ gia vị chuyên dụng, nó có mùi rất thơm, cho vào hầm với giò heo sẽ lấn át hết mùi tanh của thịt.
Cách ướp chân giò
Nguyên liệu: Chân giò, hành lá, gừng, rượu nấu ăn, nước tương, đường phèn.
Thực hiện:
Chọn mua chân giò tươi, thịt dày, da ngon. Để xử lý lông heo và mùi của nó, bạn có thể sử dụng đèn khò đốt cháy da, khi thấy da hơi vàng, cháy khét một chút thì cạo sạch, rửa lại với nước nhiều lần.
Tiếp tục cho chân giò vào nồi nước lạnh, đun sôi lăn tăn, thêm vài lát gừng và rượu nấu ăn vào để khử mùi tanh. Sau khi đun sôi 1 phút thì vớt ra rửa sạch lại.
Nếu sử dụng 4 cái chân giò thì thêm 20 hạt tiêu, 3 lá nguyệt quế, 1 miếng quế, 5 miếng đường phèn, hành lá, gừng, 3 miếng thảo quả, 10 miếng đinh hương, 1 quả ớt khô, 2 lát bạch chỉ, 1 hạt nhục đậu khấu, 5 hạt thảo quả, 2 thìa nước tương, 1 cây sả, 1 ít muối, đun sôi với lửa vừa 25 phút trong nồi áp suất.
Sau khi mở nắp ra, bạn sẽ thấy màu sắc mà mùi thơm của chân giò rất hấp dẫn. Lúc này, thịt chân giò đã chín mềm, giòn dai, thơm, thấm gia vị, ăn khi còn nóng. Nước dùng chân giò này có thể đem nấu với bún, miến cũng rất ngon.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)