Tuy nhiên, uống quá nhiều trà sữa cũng sẽ có hại, bởi hàm lượng calo cao có thể làm trẻ béo, lượng đường cao có thể làm trẻ sâu răng, một số quán trà sữa sử dụng nguyên liệu không tốt, uống vào lại càng không tốt cho sức khỏe. Một số cửa hàng trà sữa sử dụng nguyên liệu tốt, nhưng nếu uống thường xuyên lại tốn tiền, đây cũng là một khoản chi phí lớn.
Vì vậy, vì sức khỏe của con trẻ, chúng ta có thể tự làm trà sữa tại nhà, vừa đơn giản, hợp vệ sinh lại tiết kiệm được tiền trà sữa. Hãy để tôi chia sẻ với bạn những phương pháp mà tôi thực hiện tại nhà, hãy cùng xem.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Với những ưu điểm như nguyên liệu dễ tìm mua tại chợ, cửa hàng, siêu thị; cách thực hiện đơn giản nên hiện nay nhiều bạn trẻ thích tự tay làm những ly trà sữa trân châu thơm ngon để chiêu đãi cho người thân, bạn bè. Một lưu ý nhỏ là chúng ta nên chọn mua các nguyên liệu có thương hiệu, nguồn gốc gõ ràng, mới sản xuất để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lẫn mùi vị thơm ngon vốn có của thức uống này. Tham khảo hướng dẫn dưới đây để bỏ túi bí quyết làm trà sữa ngon tại nhà nhé.
– Trà túi lọc: 1 – 2 gói (ngon nhất là dùng trà ô long, trà đen hoặc trà xanh)
– Sữa đặc có đường: 2 – 4 muỗng
– Bột năng: 30 gr
– Bột ca cao: 15 gr
– Đường cát trắng: 500 gr
– Nước sôi (vừa đủ ấm): khoảng 1 lít
– Đá viên
Dụng cụ để pha chế trà sữa:
- Bình to
– Bình lắc
– Cốc đựng
– Ống hút loại to
– Thìa
– Nồi nhỏ
– Bát tô sạch
Bạn sử dụng trà túi lọc loại ô long hoặc trà đen hoặc trà xanh là thích hợp nhất để pha trà sữa (Nguồn: Internet)
Các bước làm trà sữa tại nhà:
Bước 1: Pha chế trà sữa
– Bạn cho trà túi lọc vào vào tách và cho nước nóng vào để ra trà. Lưu ý khi rót nước sôi vào thì bạn nhẹ tay, tránh làm cho túi trà vỡ, nhúng gói trà cho trà tan ra và để khoảng 3 – 5 phút tùy vào sở thích thưởng thức trà đậm hoặc nhạt của bạn là có thể lấy gói trà ra.
– Sau khi pha trà thì bạn cho 2 muỗng sữa đặc vào tách trà đã pha. Nếu thích uống đậm ngọt thì bạn có thể cho thêm 1 – 2 muỗng sữa nhưng không nên cho quá ngọt vì sẽ làm mất vị trà, khuấy đều cho sữa và trà tan hết vào nhau, để nguội hẳn rồi cho bình, bảo quản trong tủ lạnh.
Bước 2: Cách làm trân châu
– Bạn rây phần bột năng và bột ca cao vào cùng một tô sạch, trộn đều tay, cho nước nóng từ từ vào trộn đều tay cho hỗn hợp dẻo mịn. Lưu ý: hỗn hợp không được quá khô hay quá nhão.
– Bạn để yên cho hỗn hợp bột nguội hẳn, dùng tay thoa đều bột áo, nhồi nặn, vo bột thành những viên nhỏ. Lưu ý: sau khi vo thành viên bạn có thể lăn chúng qua một lớp bột áo để tránh cho chúng dính vào nhau. Lần lượt làm cho hết số bột đã chuẩn bị.
– Bắc nồi nước sôi, rồi cho tất cả số trân châu bạn vào nồi nấu trong khoảng 3 phút. Lưu ý: những viên có kích thước to nhỏ khác nhau sẽ có thời gian chín khác nhau nên bạn chú ý để vớt ra cho chúng chín đều.
– Trong thời gian đó, bạn cho khoảng 500 gr đường cát trắng hòa với 700 ml nước nóng, khuấy đều cho cho đến khi đường tan hết, nước đường có độ sóng sánh, màu hơi ngả vàng nhẹ là được, tắt bếp và cho ra tô chứa.
– Khi trân châu chín, bạn vớt ra, vẩy ráo nước và cho vào tô nước đường đã chuẩn bị bên trên.
Bước 3: Hoàn thành trà sữa trân châu
– Bạn cho phần trà sữa vào bình lắc, cho tiếp lượng trân châu tùy thích và chút nước đường ngâm trân châu, cho đá viên vào đến gần miệng bình lắc. Đậy nắp và lắc đều tay trong khoảng 30 giây. Đổ trà sữa ra ly, cắm ống hút là bạn đã hoàn tất trà sữa trân châu “homemade”.
– Lưu ý: nếu không thích dùng quá lạnh thì bạn có thể bỏ bớt đá trong bình lắc ra.
Lời khuyên: Dùng sữa tươi nguyên kem để đun trà sữa có vị sữa đậm hơn, nếu không thích ngọt quá bạn có thể cho không đường vào.
Trà sữa tự làm có thể uống trực tiếp hoặc bảo quản trong tủ lạnh, uống mát lạnh, vị đặc biệt ngon không thua gì trà sữa quán làm bên ngoài.
Bạn cũng có thể rủ trẻ cùng làm, nếu bạn học được điều này, trẻ sẽ không bao giờ đi mua trà sữa ở ngoài. Thực ra cách làm cũng tương đối đơn giản, quan trọng nhất là bạn phải tự làm thì sẽ thơm hơn, ngoài ra bạn có thể cùng trẻ làm tại nhà, trẻ sẽ càng thích ăn hơn nữa đấy, sẽ không cần phải đi ra ngoài để mua chúng trong tương lai.
AT (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)