Ngày nay, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thịt đã trở thành thức ăn thường thấy trên bữa cơm gia đình. Chúng ta đều biết rằng thực phẩm từ thịt rất ngon, nhưng đồng thời, thực phẩm từ thịt vẫn có một vấn đề, đó là thịt thường có mùi tanh. Một điều kiện tiên quyết để làm thịt ngon là phải loại bỏ được mùi đặc biệt, nếu không dù có ngon đến mấy cũng khó nuốt.
Thường thì chúng sử dụng phương pháp chần để loại bỏ mùi đặc trưng. Bước chần không chỉ khử được mùi tanh mà còn rút ngắn thời gian nấu thịt, loại bỏ tạp chất, giúp thịt sạch hơn. Điều này cho thấy, chần là một công đoạn không thể thiếu để chế biến các món ăn. Nhưng bạn có biết không? Bước chần thực ra cũng có một mẹo nhỏ, nếu làm sai cách thì thịt không những không hết mùi tanh mà còn bị già.
Mẹo nhỏ này thực ra rất đơn giản, đó là hãy sử dụng nước lạnh. Vậy tại sao phải dùng nước lạnh để chần? Nguyên tắc rất đơn giản. Nhiệt độ của thịt tương đối thấp ở nhiệt độ phòng, nếu bạn dùng nước nóng để chần thịt, bề mặt của thịt sẽ chín ngay lập tức, khóa chặt bên trong thịt và ngăn không cho máu lẫn tạp chất chảy ra ngoài. Điều này sẽ không thể loại bỏ được máu và tạp chất, do đó thịt vẫn có mùi tanh.
Vì vậy đừng nên chần thịt bằng nước nóng. Nếu bạn dùng một nồi nước lạnh để chần, khi nấu thì nhiệt độ của thịt sẽ tăng lên khi nhiệt độ nước tăng lên, trong quá trình này, máu và các tạp chất bên trong thịt sẽ từ từ bị đẩy ra ngoài, sau khi đun to lửa thì bề mặt của thịt nổi bọt, thịt không có mùi đặc biệt. Khi chần phải hớt hết bọt, vì đây là tạp chất có trong thịt. Hơn nữa, khi chần qua nước lạnh, thịt sẽ không bị chín bên ngoài và sống bên trong, thịt ăn theo phương pháp này rất mềm, không có vị tanh, lại không hề bị khét.
Ngoài ra, khi chần nước các bạn nên cho thêm một chút gừng và rượu nấu ăn cũng có tác dụng khử mùi tanh, cải thiện độ tươi ngon.
Cách chần này phù hợp với thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà, chỉ cần bạn nhớ bắc một chiếc nồi nước lạnh, thêm rượu nấu ăn và gừng vừa đủ là bạn có thể chế biến món thịt thơm ngon hấp dẫn.
Mimi (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)