Các hot Facebooker liên tục thể hiện quan điểm của mình qua các status. Mới đây, nhà báo Đinh Đức Hoàng đã lên tiếng về vấn đề này.
Đầu tháng 3, nhà văn - nhà báo Hoàng Anh Tú “châm ngòi” cho câu chuyện “Đàn ông có nên vào bếp với vợ” khi cho rằng bắt đàn ông vào bếp là một việc làm “dã man” và khẳng định “bếp là lãnh địa của chị em, đừng cố cãi!”. Anh Chánh Văn đưa ra nhiều lí do nghe có vẻ “bùi tai” để lý giải cho mình.
Không đồng tình với điều này, MC Thùy Minh phản pháo lại bằng cách đăngquan điểm trênstatus và cho rằng “phụ nữ Việt đã nuông chiều đàn ông quá nhiều nên đàn ông mới cảm thấy xa lạ với chuyện bếp núc”. Nữ MC tiết lộ thêm, ở nhà cô chỉ đi chợ còn chuyện nấu ăn sẽ do chồng làm. Tiếp đó là sự nhập cuộc của ca sĩ Lưu Hương Giang, cô chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng “Đàn ông cứ hờ hững với chuyện chia sẻ bếp núc với vợ không chỉ ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng, mà còn là tấm gương dỏm cho con cái”. Một ý kiến khác đến từ phái mạnh, nhà báo Hoàng Minh Trí cũng ủng hộ điều này, anh còn đùa rằng “Ông mà bỏ quên bà trong bếp thì bà thử bỏ quên ông trên giường thử xem”.
Ca sĩ Lưu Hương Giang cho rằng “Đàn ông cứ hờ hững với chuyện chia sẻ bếp núc với vợ
không chỉ ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng, mà còn là tấm gương dỏm cho con cái”.
Một khảo sát do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mới công bố gần đây là:88% đàn ông Việt khi được hỏi đều cho rằng việc bếp núc là việc của phụ nữ. Bên cạnh đó, một thử nghiệm xã hội dạng phim ngắn mang tên Bố & Mẹ trong mắt bé cũng đã gây xôn xao vì hóa ra trong mắt con trẻ, cuộc sống gia đình thật nhiều bất công giữa bố và mẹ. Trong khi các ông bố là “đầu trò” của các trò giải trí, nghỉ ngơi thì các bà mẹ lại gắn chặt với vật dụng và công việc bếp núc. Những khảo sát, thử nghiệm này cùng loạt quan điểm của những người nổi tiếng nói trên đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng mạng, những ý kiến trái chiều liên tục nổ ra. Ngay cả cây bút chuyên viết chính luận như Đinh Đức Hoàng cũng nhập cuộc.
Đinh Đức Hoàng bắt đầu bài viết bằng câu chuyện ngày xưa của mình, khi bạn gái bày tỏ ước muốn mỗi tối thứ Bảy được bạn trai nấu một bữa cơm và Đức Hoàng đồng ý. Nhưng những bữa cơm chỉ có món thịt bò xào rau thập cẩm của Đức Hoàng đã khiến cô bạn gái không vừa lòng. Theo anh, điều này đã chạm đến tự ái của một người đàn ông: “Là đàn ông, đã nấu cho mày rồi, ăn hay không ăn được thì cũng phải tỏ ra xúc động, rồi nhân mọi cơ hội trìu mến khoác tay người yêu thỏ thẻ khoe với người xung quanh rằng anh ấy là một người sống tình cảm biết sẻ chia lắm chứ. Lại còn cật vấn?”.
“Bếp hay vấn đề nào của đời sống vợ chồng, xuất phát từ bên nào, cũng nên được giải quyết
bằng sự thủ thỉ tâm tình, mời nhau cùng tham gia vào”, theo nhà báo Đinh Đức Hoàng.
Không hoàn toàn đứng về phía đàn ông hay phụ nữ, trong bài viết của mình, Đinh Đức Hoàng đã khéo léo chốt lại vấn đề “Đàn ông có nênvào bếp với vợ?” bằng cách đưa ra những gợi ý để phụ nữ có thể “dụ” các ông chồng tự nguyện vào bếp với vợ. Đức Hoàng viết:
“Các cuộc đối thoại để đàn ông vào bếp hay đi theo thiên hướng của một cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới, chị em đề nghị chồng chia sẻ căn bếp hay bị truyền cảm như Emma Watson đứng trước Đại hội đồng phát động phong trào #heforshe. Đầy tinh thần đấu tranh. Tinh thần đấu tranh sẽ được đáp lại bằng tinh thần đối phó.
Hồi lâu có ông đạo diễn bảo là căn bếp cũng nên sexy để cuốn hút đàn ông, bị ném đá xây được 2 căn biệt thự bờ biển. Đấy là tính ông ấy đanh đá thì diễn đạt thế, chứ còn hiểu rộng ra nghĩa của sexy, thì bếp hay vấn đề nào của đời sống vợ chồng, xuất phát từ bên nào, cũng nên được giải quyết bằng sự thủ thỉ tâm tình, mời nhau cùng tham gia vào.
Bây giờ thỉnh thoảng mình vẫn thể hiện tình cảm bằng việc vào bếp. Nhưng không có áp lực của đấu tranh”.
Không quá khó hiểu khi cuộc tranh luận “Đàn ông có nên vào bếp với vợ?” lại nóng đến vậy. Bởi nó liên quan đến hạnh phúc gia đình, là tâm tư sâu xa của biết bao người phụ nữ. Và cũng từ những ý kiến được đưa ra xoay quanh vấn đề này, rất nhiều bí quyết để “dụ” chồng vào bếp đã dần “hé lộ”.
Một gian bếp sạch sẽ, tinh tươm với những đồ dùng bếp dễ sử dụng sẽ dễ dàng
tạo hứng thú để chồng vào bếp hơn.
Những người phụ nữ muốn một nửa của mình vui vẻ vào bếp đừng bao giờ chọn cách im ỉm ôm hết việc vào người rồi ấm ức, than thân trách phận. Thay vào đó, hãy tâm sự với chồng, mời chồng cùng vào bếp. Một gian bếp sạch sẽ, tinh tươm với những đồ dùng bếp dễ sử dụng sẽ dễ dàng tạo hứng thú để chồng vào bếp hơn.
Những ông chồng cũng cần tự thay đổi nhận thức của mình, rằng bếp núc không là “lãnh địa” của riêng ai. Hãy chủ động hỏi han rồi vào bếp với cùng vợ. Trong những lần đầu vào bếp lóng ngóng của mình, lỡ vợ có chê bai hay phàn nàn thì cũng không nên dùng tự ái của đàn ông ra rồi bỏ mặc vợ trong gian bếp. Nhờ vợ hướng dẫn, cầm tay chỉ việc sẽ là cách tốt nhất để bạn tiến bộ chuyện bếp núc và cũng là cách để vợ chồng gần gũi, chia sẻ với nhau nhiều điều hơn.
Bếp núc là sẻ chia, đã đến lúc phụ nữ xài đến các chiêu khiêu gợi, mời gọi ông chồng của mình vào bếp. Đàn ông cũng cần suy nghĩ rồi cân nhắc chuyện vào bếp cùng vợ để vợ bớt vất vả, hạnh phúc thêm đong đầy. Đừng nói mãi những chuyện quá xa xôi, “bình đẳng giới” chỉ nên bắt đầu từ gian bếp nhỏ của mỗi gia đình.
Hãy cùng chiến dịch BẾP NÚC LÀ SẺ CHIA hâm nóng lại yêu thương vợ chồng từ gian bếp gia đình. BlueStone tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu việc nội trợ bếp núc được sẻ chia bởi cả hai vợ chồng hơn là bị ấn định theo giới tính. |
HX (Theo Giadinhvietnam.com)