Càng gần đến Tết càng có nhiều người tìm kiếm cách nấu thịt đông với mong muốn tự chế biến chiêu đãi cả nhà món ăn ngon trong những ngày đầu năm. Thế nhưng, để món ăn được bảo quản lâu nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon, không bị vữa hay chảy nước thì nhiều người không hề biết.
Thịt nấu đông sau khi nấu xong, bạn nên chia thành nhiều phần nhỏ. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc chúng lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm này, phần thịt sẽ được hạn chế tiếp xúc với không khí nên vẫn giữ được hương vị thơm ngon.
Bên cạnh đó, việc bọc kín thịt nấu đông còn giúp bạn hạn chế được phần nào sự bám mùi của thức ăn đối với tủ lạnh.
Thời gian tốt nhất để bảo quản thịt nấu đông trong tủ lạnh là từ 7 - 10 ngày bởi nếu để lâu hơn, phần thịt sẽ không còn được tươi ngon như ban đầu. Để thịt nấu đông trong thời gian quá lâu sẽ khiến phần thịt sẽ bị chảy nhớt, xuất hiện mùi hôi và có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng.
Để cảm nhận trọn vẹn hương vị hấp dẫn của món thịt nấu đông, bạn chỉ có thể thưởng thức chúng sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh trong vòng từ 5 - 6 giờ.
Lưu ý, tuyệt đối không để đồ chín và đồ sống lẫn lộn vào nhau trong tủ lạnh. Bởi trong đồ sống thường chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật. Việc để chung đồ sống với đồ chín phần nhiều tạo cơ hội tuyệt vời để các vi sinh vật lây nhiễm chéo cho nhau. Lúc này, chất lượng của phần thịt nấu đông đang bảo quản sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, bạn không nên để thịt nấu đông khi vừa nấu xong vào tủ lạnh ngay, bởi đó không phải là cách bảo quản thịt nấu đông đúng cách. Khi cho phần thịt nấu đông còn nóng vào tủ lạnh, phần thịt rất dễ bị biến chất. Đặc biệt, tình trạng hơi nước ngưng đọng trong tủ lạnh sẽ thường sinh ra nhiều vi khuẩn. Từ đó, chất lượng của phần thịt nấu đông không còn được đảm bảo.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)