Clip được dàn dựng khá công phu được cho là sự hỗ trợ, góp sức của nhiều nhóm Parkour lớn nhỏ trong cả nước như JokerTeam, AlphaTeam, các nhóm ở Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Đồng Tháp, tp.Hồ Chí Minh,...và những traceur từ nước ngoài như Quetin LeVietNamien Volant và Anthony Denis (Pháp), Alex Duong (USA)…
Trong clip này, các Traceur (các bạn nam tập Parkeour) chế giễu rằng Gia đình Bong bóng đã làm nghiêm trọng hóa về nghệ thuật tinh hoa này bằng hai từ mạo hiểm khiến cho nhiều người, nhất là khán giả phải ngả mũ thán phục tài năng vượt khó, vượt nguy hiểm của nhóm.
Trên youtube, đoạn clip này được kèm lời chú thích “Video trên là kết quả của sự thống nhất đóng góp của rất nhiều người tập Parkour ở Việt Nam và các bạn bè nước ngoài. Đây là 1 lời nhắn gửi hoàn toàn nghiêm túc trong tinh thần Parkour, không hề có ý nghĩa hạ nhục, mỉa mai, trêu tức bất kì ai hay gây chiến qua Internet”.
Phần trình diễn của nhóm Gia đình Bong bóng tại chung kết
Đoạn conment này cũng chỉ ra những sai lầm trong cách mang Parkour đến với công chúng của nhóm B2F “Thông qua các chương trình truyền thông, báo chí mạng, mọi người biết đến Gia đình bong bóng rất nhiều, biết đến Parkour là một môn thể thao mới ở Việt Nam và thực sự khá "nguy hiểm". Không hề đúng như thế! Parkour chỉ nguy hiểm khi chính người thực hiện Parkour làm cho nó nguy hiểm. Tập Parkour là vì sự an toàn. Và Parkour thực sự chỉ là những chuỗi chuyển động đơn thuần không bao gồm nhào lộn.
Phong cách Parkour kèm nhào lộn-đó là sự tự do phóng khoáng của 1 traceur trong quá trình luyện tập-đó là free running. Ở đây, Parkour của B2F mà "thường dân" hiểu đó là phải nhào lộn (bao gồm cả tricking, các flip khó cấp cao...) và nó thật sự nguy hiểm cho dù những động tác đó rất đẹp mắt. Hơn thế, Parkour là sự hòa hợp trong chuyển động giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, tất cả...chứ không phải là quanh quẩn nhào lộn trong phòng tập có đầy đủ dụng cụ.
Các Traceur ở khắp các tỉnh, thành cũng khẳng định, Parkour thật sự nghệ thuật và tinh hoa hơn nhiều so với những động tác mà Gia đình Bong bóng phô diễn trên sân khấu Got Talent. Những pha mạo hiểm nhào lộn thêm vào chỉ để nhằm mục đích gây ấn tượng với khán giả, chứ bản chất, nó không phải là Parkour thật sự.
Nhiều comment cũng chỉ trích “Nếu các bạn giới thiệu nó đến với cộng đồng là “Parkour & Freerunning” thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra hết. Nhưng các bạn lại giới thiệu nó là Parkour thì thật sự nó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khái niệm mà bọn mình đang cố gắng xây dựng”.
Cùng với clip này, nhóm các Traceur khẳng định Parkour là một bộ môn nghệ thuật và vì thế, đừng gắn mác nguy hiểm, cấm làm theo dưới mọi hình thức hay những lầm tưởng mà báo chí, truyền thông và cả chương trình Got Talent đang vấp phải.
Sau khi clip này được đăng tải, nó đã dấy lên cuộc chiến trên cộng đồng mạng với hai luồng ý kiến, một bên thì chỉ trích Gia đình Bong bóng "treo đầu dê bán thịt chó", một bên thì cho rằng, nhóm sáng lập clip kia tỏ vẻ ghen tị và muốn “dây máu ăn phần” với sự nổi tiếng của Gia đình Bong bóng.
Không tán thành với cái gọi là Parkour thật sự mà nhóm này mang đến, nhiều ý kiến khẳng định, họ thấy màn trình diễn của Gia đình Bong bóng ấn tượng với nhiều pha nhào lộn đẹp mắt, thế là đủ chứ họ không quan tâm, cái gì là Parkour thật sự.
Chưa đầy một tuần nữa, đêm Gala của Got Talent sẽ diễn ra với việc công bố 4 cái tên có cơ hội tiến lên ngôi vị quán quân, nhưng scandal vẫn không tha chương trình Got Talent phiên bản Việt này.
VnMedia