Việc mất đi người thân trong gia đình không chỉ mang lại nỗi buồn sâu sắc mà còn kéo theo những vấn đề phức tạp về phân chia tài sản thừa kế.
Trong những gia đình đông con, anh chị em thường chia đều tài sản thừa kế của cha mẹ. Tuy vậy vẫn có những trường hợp tranh cãi về vấn đề thừa kế. Đây là bản chất tham lam của con người. Suy cho cùng thì ai cũng muốn nhiều hơn, thậm chí còn hy vọng tất cả có thể nằm trong túi của mình.
Nhưng lòng tham quá mức cũng có thể dẫn đến tai họa. Nếu bạn điên cuồng chia cắt những thứ không thuộc về mình sẽ khiến cả gia đình rơi vào tình thế nguy hiểm.
Khi cha mẹ già qua đời, điều quan trọng là anh chị em phải hiểu rằng có 4 tài sản thừa kế không nên chia, vì việc phân chia sẽ gây tổn hại cho con cháu.
1. Những món đồ kỉ vật không nên chia, ảnh hưởng tới phước lành
Sau khi bà Vương qua đời, bà đã để lại một chiếc vòng tay bằng ngọc bích. Những đứa cháu sáng mắt vì món đồ giá trị lớn nên muốn bán đi để chia tiền. Nhưng điều này đã bị bác cả chỉ trích nặng nề, bởi vì chiếc vòng tay này là món đồ yêu thích của bà Vương khi còn sống. Một khi bị quy đổi ra tiền, nó mất đi vẻ đẹp ban đầu, như thể mọi ký ức về quá khứ của bà Vương đều tan vỡ.
Sau khi nghe những lời của bác cả, những đứa cháu đã hiểu ra, chúng quyết định giữ lại chiếc vòng và đặt ở căn nhà nơi bà Vương lúc còn sống ở. Thỉnh thoảng, chúng có thể trở về nhà và nhìn lại những kỉ vật cũ, cũng như nhớ tới người bà của mình.
Đừng khăng khăng đòi chia những món đồ kỷ vật gắn bó với người đã khuất, nếu không sẽ phá hủy phước lành.
2. Khi người thân còn sống không nên chia căn nhà cũ
Đối với việc phân chia nhà cửa, đặc biệt là ngôi nhà thời thơ ấu nên được xem xét một cách thận trọng. Việc bảo tồn nguyên vẹn ngôi nhà thời thơ ấu không chỉ là để giữ lại kỷ niệm mà còn để duy trì sự ổn định và bình yên cho những thành viên còn lại trong gia đình, nhất là khi có con cháu vẫn còn đang sống và gắn bó với nơi đó. Việc phân chia ngôi nhà có thể dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc và sự ấm cúng mà nó mang lại, từ đó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của mọi người.
(Ảnh minh họa)
3. Cơ nghiệp của cha mẹ không nên tùy tiện phân chia, tránh cho anh em bất hòa
Nhiều người trước khi qua đời sẽ lập di chúc và phân chia tài sản tương ứng cho từng đứa con. Lúc này chúng ta không được tranh giành, bởi vì cha mẹ đã cố gắng hết sức để công bằng và đây cũng là ý nguyện của người đã khuất.
Nếu phải gây gổ với anh chị em thì sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ trong nhà. Sau khi mất cha mẹ, chúng ta mất đi anh chị em. Đây là điều đau buồn nhất.
Tiền bạc thực sự không đáng nhắc đến trước mặt tình thân. Đừng bao giờ để gia đình tan vỡ vì tiền. Đây không phải là kết quả mà cha mẹ mong muốn.
4. Tài sản đặc biệt đừng phân chia nó một cách tùy tiện để tránh lãng phí tiền bạc
Đối với những tài sản đặc biệt như doanh nghiệp gia đình, các tác phẩm nghệ thuật... việc phân chia nên dựa trên khả năng và sự am hiểu của từng cá nhân. Việc giao cho người có khả năng quản lý tốt nhất không những giúp doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững mà còn đảm bảo lợi ích chung cho tất cả các thành viên trong gia đình. Điều này cho thấy, việc phân chia tài sản thừa kế không chỉ là một quá trình pháp lý mà còn là một nghệ thuật của sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
(Ảnh minh họa)
Qua tất cả, chúng ta thấy rằng, việc phân chia tài sản sau khi cha mẹ qua đời không chỉ cần được tiếp cận một cách thận trọng và tôn trọng mà còn phải luôn ghi nhớ mục đích cuối cùng là bảo vệ và duy trì sự gắn kết gia đình. Những lựa chọn thông minh và đầy tình cảm này không chỉ giúp giảm thiểu mâu thuẫn mà còn góp phần xây dựng một tương lai hòa thuận và thịnh vượng cho con cháu sau này.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)